Hoàn thiện quy hoạch Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

09:14 04/06/2022

Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, các quy hoạch ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; phát huy được các thế mạnh, lợi thế và sức cạnh tranh của tỉnh.

Sáng 4/6, tại TP Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo góp ý báo cáo giữa kỳ quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 4 tỉnh giáp ranh với Quảng Nam gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum.

Hội thảo lần này diễn ra trong 2 ngày 4&5/6, được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với 18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và trực tuyến với một số nhà nghiên cứu tại các nước Pháp, Hoa Kỳ,…

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Ông Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Lê Trí Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Lưu Đức Cường, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia đồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đánh giá, hội thảo có vai trò rất quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Báo cáo tại hội thảo cho thấy, với vị trí ở điểm giao cắt giữa các địa phương trong vùng miền Trung, vùng Tây Nguyên, Lào và gần phía Đông bắc Thái Lan, Quảng Nam là nơi hội tụ các hoạt động vận tải đường bộ, đường biển, rất thuận lợi cho giao lưu các hoạt động kinh tế về du lịch, buôn bán, thương mại, sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ giữa các quốc gia, các vùng miền.

Tổng thu ngân sách ở Quảng Nam tăng nhanh qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2020, tổng thu ngân sách tăng gần 4 lần, từ hơn 10.448 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 40.768 tỷ đồng năm 2020, trong đó thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thu thuế xuất nhập khẩu là những khoản thu quan trọng nhất.

Thu ngân sách đạt cao là điều kiện thuận lợi để Quảng Nam tăng cường chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển đã tăng gấp 2 lần, từ 3.350 tỷ đồng năm 2011 lên 7.321 tỷ đồng năm 2020…

Trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, Quảng Nam cần phát huy các lợi thế, tiềm năng vượt trội, tận dụng hiệu quả các cơ hội trong và ngoài nước đưa Quảng Nam trở thành địa điểm du lịch và di sản nổi tiếng trên thế giới và một tỉnh công nghiệp hiện đại, một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cùng với Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

Hội thảo lần này có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 dự báo đạt 9,3%/năm, trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 8,30%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt 10,25%/năm; tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 195,2 triệu đồng/người (tương đương 7.690 USD); tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40% vào năm 2030; phấn đấu mức thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt 45.000 tỷ đồng; đến năm 2030, thu ngân sách trên địa bàn đạt 75.000 tỷ đồng…

Đặc biệt, quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, các quy hoạch ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; phát huy được các thế mạnh, lợi thế và sức cạnh tranh của tỉnh.

Trên cơ sở đánh giá vai trò, mức độ ảnh hưởng, tiềm năng, lợi thế, cơ hội và các điều kiện phát triển, xác định các trụ cột tăng trưởng của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn tới gồm trụ cột công nghiệp cơ khí và sản xuất ôtô, trụ cột du lịch và các dịch vụ đi kèm, trụ cột công nghiệp năng lượng (năng lượng khí, năng lượng tái tạo)…

Ngọc Thi

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文