Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

11:10 10/02/2025

Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp.

3.jpg -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Sáng 10/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.

Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp; lãnh đạo 26 tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hàng đầu đất nước.

Phát biểu khai mạc, chuyển lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2024 đã qua, cả nước bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025, nhiệm kỳ được cho là có nhiều khó khăn, thách thức như: dịch COVID-19, đứt gẫy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi phân phối; cạnh tranh chiến lược, xung đột; thiên tai, nhất là bão Yagi; sự thay đổi lãnh đạo cấp cao và các cấp...

Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của người dân, doanh nghiệp và ủng hộ của bạn bè quốc tế, cả nước đã nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn đạt được thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Trong thành tựu đó, có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.

Khẳng định với tâm thế luôn sẵn sàng ứng phó với khó khăn, thách thức, Chính phủ và các bộ, ngành luôn phản ứng chính xác kịp thời, luôn đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cho biết năm 2025, Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các địa phương, bộ, ngành, cơ quan liên quan và doanh nghiệp nhà nước để cả nước có mức tăng trưởng ít nhất 8%, tạo đà, lực, khí thế để nước ta tăng trưởng 2 con số những năm tiếp theo, trong đó cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.

Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp - Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cho biết Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những việc cần làm trong trước mắt và tương lai để thúc đẩy phát triển đất nước, đặc biệt là đề xuất tháo gỡ vướng mắc về thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu nhận định, phân tích kỹ tình hình, góp ý cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, nhất là về những vướng mắc liên quan đến luật pháp, đất đai, quy hoạch, thủ tục, giấy phép… để tháo gỡ, giúp doanh nghiệp phát triển, để cả nước tăng trưởng 2 con số thời gian tới, vì sự phát triển của đất nước và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tham gia tích cực vào các chương trình, dự án lớn của đất nước như: Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị; dự án điện hạt nhân; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; triển khai các dự án khai thác không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ…

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua gần 40 năm đổi mới, doanh nghiệp nước ta đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, cả nước có hơn 940 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, hơn 30.000 hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh. Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ các doanh nghiệp - Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Một số doanh nghiệp có quy mô lớn phát triển đạt tầm khu vực và thế giới; chủ động tham gia và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần ghi dấu ấn nước ta với vị trí ngày càng cao trong bản đồ sản xuất chíp bán dẫn, đổi mới sáng tạo... thế giới.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chủ động, quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp; chỉ đạo sát sao, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời chính sách, giải pháp toàn diện trên các lĩnh vực, cả về kinh tế, thương mại, ngoại giao...

Thủ tướng đã thành lập các tổ công tác đặc biệt để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là trước những khó khăn, thách thức khó lường từ bên ngoài; kiện toàn Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.

Môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện mạnh mẽ với nhiều cải cách chính sách vượt trội. Chính phủ đã nỗ lực phê duyệt và công bố 111/111 quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh. Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Những chính sách này thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp khôi phục và gia tăng niềm tin vào triển vọng kinh tế, tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục biến động nhanh, rất phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ, đặc biệt là rủi ro về một "cuộc chiến thương mại" toàn cầu. Cục diện thế giới đang trong giai đoạn điều chỉnh mang tính lịch sử; nhiều ngành công nghiệp mới, công nghệ mới ra đời, thay đổi nhanh chóng, nhất là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI)... sẽ định hình lại các chuỗi giá trị, phương thức, cấu trúc sản xuất, dòng chảy thương mại, đầu tư... toàn cầu.

Nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, từ nay đến năm 2030 là thời điểm chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nước ta, giai đoạn nước rút để đạt được mục tiêu Chiến lược đề ra là đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045, phải trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Với tâm thế đó, cả nước đang quyết tâm nỗ lực, tự tin, khát vọng tăng trưởng bứt phá trong năm 2025, với mức từ 8% trở lên để về đích kế hoạch 5 năm 2021-2025; tập trung xây dựng định hướng cho giai đoạn 2026-2030 và chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030; đồng thời tập trung tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đánh dấu thời điểm đất nước nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Để đạt mục tiêu này, cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo TTXVN

Trưa 30/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng QĐND Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Bãi chứa rác Rung Ré, huyện Di Linh (Lâm Đồng) bén lửa bốc cháy dữ dội. Khói đen, mùi hôi đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trong khu vực.

Liên quan đến vụ “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 4 bị can nguyên là công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc Văn phòng công chứng Lại Khánh (đổi tên từ Văn phòng công chứng Trương Thị Nga) và Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm về tội “Lợi dụng chứng vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước bước vào chặng phát triển mới, với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác được thúc đẩy thực chất và hiệu quả hơn.

Ngày 30/3, ghi nhận giá lợn hơi tiếp tục giảm, ở miền Bắc, giá lợn tiếp tục giảm xuống mức giá 66.000-67.000 đồng/kg, trong khi đó, TP Cần Thơ hiện có giá lợn hơi cao nhất cả nước, ở mức 76.000 đồng/kg.

Trước tính cấp bách trong việc xây dựng tuyến đường ven biển phía Nam khu vực TP Hồ Chí Minh, ngày 13/3 vừa qua ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTCC thành phố đã gửi kết quả sơ bộ phương án tuyến đường này đến Sở Xây dựng và Liên danh tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh để các đơn vị này tiếp tục hoàn thiện…

Trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hồi giữa tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố, Mỹ quản lý Greenland là cần thiết để tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế. Thực tế, sự quan tâm của ông Trump đối với Greenland lần đầu tiên được bày tỏ vào năm 2019, nhưng chưa bao giờ phát triển thành bất kỳ hành động nào. Nhưng nay, sau 6 năm, người đứng đầu Nhà Trắng lại đang liên tục hối thúc và nỗ lực để Mỹ sớm sở hữu hòn đảo bán tự trị này của Đan Mạch.

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã đến kiểm tra, động viên CBCS lực lượng Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh CSCĐ đang chuẩn bị cùng Đội cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an sang Myanmar tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Ngày 30/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thanh Tân (SN 1989, tạm trú tổ 74, khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, An Giang) về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.