PGS.TS.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân:

Hội nghị Văn hoá toàn quốc tiếp sức, tạo thêm nguồn cảm hứng cho văn nghệ sĩ

06:21 23/11/2021

Ngày 24/11, Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng sẽ diễn ra tại Hà Nội. Trước thềm Hội nghị, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn PGS.TS.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam quanh sự kiện chính trị, văn hoá lớn này.

P.V: Thưa PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân, ngày diễn ra Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã rất gần. Thời điểm này, chắc hẳn ông sẵn sàng đưa những ý kiến tâm huyết nhất của các hội viên đến Hội nghị?

PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân: Chúng tôi, các văn nghệ sĩ rất mong chờ Hội nghị này. Đây là sự kiện chính trị văn hoá quan trọng của đất nước, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. Trước hết phải khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn luôn quan tâm đến văn hoá, văn nghệ, quan tâm đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động của giới văn nghệ sĩ cả nước.

PGS.TS.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Qua Hội nghị này, chúng tôi hy vọng tiếp tục được quan tâm, chỉ dẫn của Đảng về đường lối phát triển văn hoá, văn nghệ trong thời kỳ mới, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đưa được những tác phẩm, sáng tạo có giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nhiều loại hình văn học nghệ thuật (VHNT) vào cuộc sống, nâng cao đời sống tinh thần, tâm hồn của con người mới trong thời đại hôm nay.

Chắc chắn tại Hội nghị sẽ có nhiều ý kiến đóng góp của các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, những chia sẻ về các khó khăn, thách thức trước mắt, nhưng quan trọng hơn cả là tìm ra được giải pháp để thực hiện có hiệu quả được những nội dung trong Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng về văn hoá và triển khai thành những chương trình hành động cụ thể trong thời gian tới.

Giới văn nghệ sĩ Việt Nam với ý thức, tinh thần yêu nước nồng nàn đã được thể hiện qua hàng nghìn tác phẩm VHNT, sẽ vẫn tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trên những chặng đường, đi theo con đường của Đảng, Nhân dân đã lựa chọn, để cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội Đảng lần thứ 13 đã chỉ ra, trong đó có những vấn đề rất quan trọng về văn hoá nói chung, VHNT nói riêng, nhằm tiến tới xây dựng những tác phẩm, công trình VHNT có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, trường tồn với thời gian.

P.V: Theo ông, sau 75 năm, kể từ Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, văn nghệ sĩ đã có những thành tựu nổi bật gì trong thực hiện sứ mệnh cao cả của mình để “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”? Đâu là những thách thức khó khăn của văn nghệ sĩ trong giai đoạn hiện nay?

PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân: Từ Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) và sau đó là Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ 2 năm 1948 đến nay, Đảng đã giương cao ngọn cờ chỉ hướng, mở rộng con đường cho hàng nghìn, hàng vạn văn nghệ sĩ cống hiến trọn vẹn tài năng và sức lực, tận hiến cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước của dân tộc ta.

Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, lịch sử dân tộc ta thế kỷ XX đã ghi nhận những thành tựu to lớn của nền văn hoá mới với những đóng góp to lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam. Hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm được ghi nhận và đánh giá cao ở trong nước, nước ngoài là kết quả đồ sộ, đáng tự hào, được ghi bằng sức lao động, mồ hôi, thậm chí là cả xương máu của các văn nghệ sĩ.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy hơn nữa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của văn hoá là “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”. Thực tế, muốn “soi đường cho quốc dân đi” thì bản thân văn hoá phải mạnh. Muốn mạnh thì chúng ta phải bắt tay vào những việc cụ thể.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khi cả thế giới đang chuyển mình trong thời kỳ cách mạng 4.0, phát triển văn hoá đang có những thách thức rất lớn và buộc chúng ta phải bắt tay ngay vào xây dựng nền công nghiệp văn hoá. Đây là một mặt trận mới. Chỉ khi nào giới văn nghệ sĩ bước vào mặt trận này thì chúng ta mới có thể giải quyết được các vấn đề một cách đồng bộ, từ sáng tác, quảng bá, tuyên truyền, giao lưu, hội nhập.

Tôi nghĩ, Hội nghị sắp tới là dịp tổng kết nhưng cũng đồng thời tiếp sức, tạo thêm nguồn cảm hứng cho văn nghệ sĩ nói riêng, cho văn hoá, giới trí thức Việt Nam nói chung trên một chặng đường mới. Đó là chặng đường xây dựng nền công nghiệp văn hoá để hội nhập với thế giới.

P.V: Từ góc độ của một người sáng tác và lãnh đạo tổ chức Hội có 45.000 hội viên, xin ông cho biết, chúng ta cần những giải pháp nào để xây dựng nền công nghiệp văn hoá hội nhập với thế giới?

PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân: Tôi nghĩ giải pháp cuối cùng vẫn là con người. Chúng ta phải có những con người mới, phát triển toàn diện. Với lĩnh vực tương đối đặc thù như văn hoá, VHNT, chúng ta phải có một thế hệ văn nghệ sĩ mới với đầy đủ các yếu tố, phẩm chất của một con người mới, con người toàn diện, tức là có lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc, có ý thức đối với đất nước, ý thức công dân, luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trung thành với đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng.

Khi có một thế hệ văn nghệ sĩ mới có kiến thức, có tài năng với kiến thức, tài năng, chúng ta sẽ giải quyết được những vấn đề đất nước đưa và nhân dân kỳ vọng. Đó là truyền tải được hồn cốt của dân tộc, nguyện vọng, khát vọng của dân tộc, của đất nước qua những tác phẩm nghệ thuật xứng tầm.

P.V: Trong Hội nghị sắp tới, Liên hiệp các Hội VHNT đã chuẩn bị những kiến nghị gì với Đảng, Nhà nước để các văn nghệ sĩ phát huy tài năng tốt hơn nữa trong phụng sự Tổ quốc, nhân dân?

PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân: Chúng tôi có nhiều kiến nghị, trong đó có kiến nghị Quốc hội sớm xây dựng và thông qua Luật Văn học nghệ thuật. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng Luật Điện ảnh, có Luật Bản quyền, Luật Kiến trúc nhưng vẫn nên có Luật riêng, bao trùm chung các lĩnh vực VHNT.

Luật Văn học nghệ thuật sẽ là hành lang pháp lý để giới VHNT hoạt động thuận lợi, văn nghệ sĩ tự do sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động sáng tạo, tìm tòi cá nhân, để có thêm những tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ cao.

P.V: Xin cảm ơn PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân!

Hoa Nguyễn (thực hiện)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文