Hội thảo quốc tế về chống bạo lực và phân biệt đối xử

14:30 27/05/2022

Ngày 27/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về “Chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các tổ chức do người đồng tính, song tính lãnh đạo.

Nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam 

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. "Cũng như thông điệp ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đề cập, chúng tôi mong muốn cùng phấn đấu thông qua hợp tác và đối thoại vì mục tiêu tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người", bà nói.

Bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu khai mạc hội thảo.
Điều này cũng được thể hiện qua sự tham gia của Việt Nam tại Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR), trong đó bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, chống phân biệt đối xử là những nội dung trọng tâm. Tại Chu kỳ II và Chu kỳ III của Cơ chế, Việt Nam đã chấp nhận và triển khai nhiều khuyến nghị liên quan đến chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.
Đến nay Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách pháp luật hướng đến việc tạo dựng một hành lang pháp lý phù hợp nhằm chống mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Trong khi đó, nhận thức người dân cũng có những bước chuyển khá lớn, cởi mở và có cái nhìn cân bằng hơn về vấn đề này.

Cần hành động nhiều hơn vì những đối tượng dễ bị tổn thương

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Thu Hằng, như nhiều quốc gia khác, vấn đề chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới vẫn còn nhạy cảm. Thảo luận thực tế còn phong phú, đa dạng, thậm chí tạo mâu thuẫn trong các quốc gia, xã hội. 

Đồng ý với nhận định này, bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam cho rằng, luật pháp vẫn đang là một rào cản đối với cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBTI), trong đó bao gồm cả hành lang pháp lý về hôn nhân đồng tính.

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo diễn giả, nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Trong khi đó, cộng đồng LGBTI vẫn chưa có tài liệu định danh hoàn chỉnh, ảnh hưởng tới các quyền được chăm sóc sức khỏe, nhà ở, việc làm. Cộng đồng LGBTI cũng đối diện với sự phân biệt đối xử và bạo lực chỉ vì xu hướng tính dục của mình. Sự phân biệt đối xử có thể xảy ra ở trường học, nơi làm việc, hoặc trong chính gia đình. 

Từ đó, Trưởng Đại diện UNLDP tại Việt Nam cho rằng, đã đến lúc cùng hành động chống lại bạo lực nhằm vào cộng đồng LGBTI bằng việc cung cấp công lý và sự hỗ trợ cho các nạn nhân cũng như nâng cao nhận thức người dân về vấn đề này. 

Điểm nhấn trong nỗ lực của các quốc gia

Tại hội thảo, các diễn giả trong đó có các Đại sứ Na Uy, Cuba, Argentina, Nam Phi tại Việt Nam, Đặc phái viên Hoa Kỳ về thúc đẩy quyền LGBTI, Trưởng nhóm HIV và Y tế của UNDP đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, bài học tốt, những góc nhìn đa dạng nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa nỗ lực của Việt Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung trong chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo. 

TS. Mandeep Dhaliwal, Giám đốc Nhóm HIV và Y tế của UNDP nêu bật tiêu chuẩn đối với các quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người của những người LGBTI, trong đó nổi bật là việc ngăn chặn đối xử tàn ác, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm, cấm phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới, và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, hội nhóm của cộng đồng LGBTI.

Liên quan đến kinh nghiệm chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới, Đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam cho biết, Cuba đã thành lập Trung tâm Quốc gia về Giáo dục giới tính từ năm 1989 nhằm thúc đẩy việc áp dụng chính sách về giáo dục giới tính.

Trong khi đó, Argentina ở cấp độ quốc gia đã thông qua luật và thực hiện các chính sách công nhằm đảm bảo và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBTIQ+ với yêu cầu không phân biệt đối xử trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống người dân, từ giáo dục đến sức khỏe và công việc. Năm 2010, Argentina trở thành quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh và thứ 10 trên thế giới cho phép hôn nhân đồng giới.

Còn theo Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam, trong khi các nỗ lực đang được thực hiện ở cấp Quốc gia, chiến dịch chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới cần phải được thực hiện đến cả các cấp tỉnh, địa phương. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ cộng đồng LGBTI cần được đưa ra tại các diễn đàn đa phương để có tầm nhìn và phản ứng bao trùm hơn về vấn đề quan trọng vốn đa dạng và phức tạp này.

Hội thảo quốc tế “Chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” là một phần của các hoạt động hợp tác về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người giữa Việt Nam và các cơ quan phát triển Liên hợp quốc đã được tiến hành hiệu quả trong nhiều năm qua; đặc biệt là gắn với tiến trình Việt Nam tham gia Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và gia nhập, triển khai các Công ước quốc tế về quyền con người.

An Nhiên

Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo CAND, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 1/11 đến hết ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

Khi đến thôn Phú Tuyên, xã Bình Tiến thì các đối tượng phát hiện cháu Đinh Hồng Tài (SN 2008) chở theo Lê Nhật Huy (SN 2007) bằng xe đạp. Lúc này, các đối tượng điều khiển xe mô tô ép sát đạp, dùng hung khí dí vào cổ cháu Huy để cướp tài sản…

Sáng 27/11, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh dại...

Thời gian qua, một số cơ sơ chuyên mua bán hải sản trên các tuyến đường thuộc phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã tổ chức hoạt động kinh doanh tràn lan, bất chấp quy định pháp luật về sử dụng vỉa hè, lòng, lề đường, gây mất an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Mang cái tên đặc biệt, Võ Thị Nở (SN 1979, không nơi cư trú nhất định) từng có 5 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng ngựa quen đường cũ, Nở vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ móc túi, lấy trộm ĐTDĐ đắt tiền tại khu vực rạp chiếu phim và bệnh viện xung quanh khu vực quận 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh…

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文