Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp

17:46 20/12/2022

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Nhưng nơi đây đang đứng trước những thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu và các yêu cầu mới trong phát triển kinh tế vùng.

Chiều 20/12, tại TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) diễn ra phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Startup - Lần I năm 2022, với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan triển lãm các gian hàng tại Diễn đàn Mekong Startup.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cùng dự. Diễn đàn còn có sự tham gia của trên 350 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước...

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT cho biết: Năm 2022, xuất khẩu nông sản dự kiến chạm mốc 50 tỷ USD. Lúa gạo, thủy hải sản và trái cây là lợi thế quốc gia. ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế của cả nước, có nhiều tiềm năng, đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu và gần 70% sản lượng trái cây của cả nước.

Dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, tính liên kết chưa cao, chưa chú trọng công nghệ lẫn đổi mới sáng tạo. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất, cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Do đó, yếu tố xanh hơn, phát thải thấp, giá trị cao, ứng dụng sinh thái tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 2021-2030.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, những ngành khác đầu tư công nghệ hiện đại có thể sản xuất đồng loạt, tạo ra được sản phẩm chất lượng cao. Ngành nông nghiệp, cần cơ khí hóa đồng bộ, tự động hóa theo chuỗi giá trị, từng khâu, từng lĩnh vực mới đáp ứng được nhu cầu của ngành. Việc xử lý tốt các phụ phẩm từ lúa gạo, thủy hải sản, trái cây tại ĐBSCL sẽ là tài nguyên khổng lồ, gia tăng doanh thu cho ngành, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề xuất một số định hướng về giải pháp trọng tâm, hoạt động cụ thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, đưa các chính sách đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân và các thành phần tham gia cùng phát triển. Sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị hạt lúa trên một đơn vị diện tích đất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.

Lấy ứng dụng khoa học - công nghệ làm khâu đột phá; sản xuất lúa gắn với bảo vệ môi trường; tập trung đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật và trình độ của nông dân đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa đạt chất lượng, an toàn. Cùng với đó là chọn lọc và phát huy có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp đã ban hành giúp tổ chức lại sản xuất, phát triển sản phẩm có nhãn hiệu, thương hiệu.

Đồng Tháp là địa phương có nhiều sản phẩm khởi nghiệp từ nông nghiệp và được đánh giá cao. 

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ những chia sẻ về thách thức của các doanh nghiệp và ủng hộ các chính sách Việt Nam đã triển khai, các nghị quyết từ Chính phủ đã góp phần thúc đẩy sự liên kết sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, góp phần phát triển bền vững hơn.

Ông Li Guo, Điều phối viên Chương trình Quốc gia về Nông nghiệp, chuyên gia cao cấp Kinh tế Nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đánh giá cao nông nghiệp Việt Nam.  Nông nghiệp ĐBSCL không chỉ là thương hiệu của Việt Nam mà còn được nhận diện trên toàn thế giới. Ông Li Guo cam kết đồng hành, hỗ trợ Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung thực hiện mục tiêu “Kích hoạt năng lực đổi mới phát huy vai trò SME và khởi nghiệp trên địa bàn, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, phát thải thấp”.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Diễn đàn đã đáp ứng với vai trò là kênh kết nối của doanh nghiệp “công - tư” nhằm cụ thể hóa mục tiêu chính phủ đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Mekong Startup 2022 là diễn đàn đầu tiên liên quan đến công nghệ với sự góp mặt của cộng đồng đổi mới sáng tạo, startup tại Đồng Tháp và các tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL. Các đơn vị, địa phương có thể luân phiên tổ chức những diễn đàn, sự kiện tương tự, không ngừng đổi mới sáng tạo, luôn có những cách làm mới. 

Phó Thủ tướng đánh giá các ý tưởng về biến đổi khí hậu, mô hình kinh tế tuần hoàn là đúng đắn, có nhiều chiến lược, kiến nghị sáng tạo. Việt Nam có 10 nhóm hàng nông nghiệp thuộc top 10 xuất khẩu thế giới, đây đều là công sức, sự nỗ lực và thành quả của những người làm nông nghiệp. Việt Nam cũng có những cam kết, kế hoạch quốc gia hướng đến bền vững và được đánh giá cao trên trường quốc tế. 

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Bộ TNMT và 13 tỉnh, thành ĐBSCL thực hiện nghi thức cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Sau diễn đàn, các tỉnh, thành và Bộ NN-PTNT cần có văn bản cụ thể trình Chính phủ để có kế hoạch đồng bộ, tìm hướng giải quyết các bài toán nông nghiệp chuyển đổi và nhất là lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, cách làm mới mẻ, sáng tạo.

Bộ NN-PTNT phối hợp với các tỉnh, thành về định hướng sử dụng quỹ đất, giống cây trồng, nâng giá trị sử dụng nông sản. ĐBSCL cần có các chính sách đầu tư khai thác triệt để, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và cùng chung tay giảm phát thải, giải quyết vấn nạn chung toàn cầu.

Văn Vĩnh

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文