Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống

18:57 19/10/2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Trận mưa vừa rồi là dị thường, bất ngờ, quy mô chưa từng thấy; nhưng chính quyền, người dân Đà Nẵng đã rất chủ động, tích cực phòng chống, lực lượng Công an, Quân đội rất dũng cảm cứu người, tài sản của dân trong mưa lũ.

Tại buổi làm việc với TP Đà Nẵng vào chiều 19/10, về khắc phục thiệt hại do cơn bão số 5 và mưa lũ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính quyền TP Đà Nẵng khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhất là những điểm trọng yếu, bị sạt lở sau mưa lũ, cũng như hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, nhanh chóng khắc phục những cơ sở hạ tầng thiết yếu, cơ sở y tế giáo dục bị hư hỏng, sách vở cho con em đi học. Đồng thời, tổ chức tiếp nhận các nguồn viện trợ để cứu dân một cách nhanh nhất, công khai minh bạch, không để xảy ra tiêu cực…  

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Về lâu dài, Chủ tịch nước yêu cầu TP Đà Nẵng tăng cường công tác dự báo, chú trọng công tác quy hoạch. Dù là thành phố ven biển, nhưng Đà Nẵng phải đầu tư bài bản về hệ thống thoát nước. “Tôi tin rằng với truyền thống của mình, chính quyền, người dân Đà Nẵng không chỉ khắc phục nhanh hậu quả mà còn phải phát triển nhanh”.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phân công đoàn công tác của Chính phủ trực tiếp đến các địa phương miền Trung để khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại do mưa lũ gây ra. 

Trước đó, qua dự báo của cơ quan chức năng, do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới do bão số 5 suy yếu sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Trên thực tế, ngay sau bão số 5 và áp thấp nhiệt đới, tại khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, Đà Nẵng là trọng tâm mưa lần này và đã gây ngập lụt trên diện rộng toàn thành phố.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của các lực lượng Công an, Quân sự; vai trò phối hợp của Mặt trận, các đoàn thể vào sự tích cực hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân, thiệt hại do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng đã giảm thiểu đáng kể.

Nhiều kinh nghiệm, bài học được rút ta từ công tác phòng, chống mưa lũ lần này ở miền Trung và TP Đà Nẵng rất đáng được biểu dương, nhân rộng. Trong đó, từ khâu sắp xếp, di dời, bố trí dân cư tại các địa bàn ngập lụt, xung yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn. 

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, tính chất, mức độ của mưa lũ lần này rất phức tạp; mưa lớn kéo dài gây ngập lụt trên diện rộng. Xét ở mức độ nguy hiểm của thiên tai lần này với những thiệt hại đến nay các địa phương thống kê được cho thấy mức thiệt hại như vậy là không lớn. Và thiệt hại lần này cũng không bằng những đợt thiên tai trước đây đã xảy ra. Đây là điều mà miền Trung nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm để phát huy sau này.

Chính quyền, người dân Đà Nẵng đã rất chủ động và tích cực phòng, chống. Lực lượng Công an, Quân đội dũng cảm cứu người, tài sản của dân trong mưa lũ và nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai. 

Báo cáo của TP Đà Nẵng cho thấy, trận mưa ngày 14/10 vừa qua xảy ra vào đúng thời điểm triều cường đã gây ngập diện rộng trên địa bàn thành phố, 52/56 xã, phường thuộc 7 quận, huyện và hầu hết các tuyến đường đều bị ngập, nhiều nơi nhà dân ngập từ 0,5 - 1,0 m, thậm chí có nơi ngập đến 2,0 m.

Mưa lũ lớn đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn thành phố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất. Trong đó, tổng số nhà bị ngập gần 70.000 nhà; hư hỏng hơn 74ha rau màu; gần 60.000 gia cầm và gia súc chết trôi; 14 trường học bị ngập, hư hỏng nặng; trên 2.000 ôtô và 30.000 xe máy của người dân, doanh nghiệp bị ngập. Mưa lũ đã khiến 4 người thiệt mạng. Nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố bị sạt lở, hư, hỏng. Hàng hóa, máy móc sản xuất tại các chợ, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại sơ bộ ban đầu là hơn 1.486 tỷ đồng.

Trong đó, huyện Hòa Vang bị thiệt hại 250 tỷ đồng, quận Hải Châu 130 tỷ đồng, quận Liên Chiểu 578 tỷ đồng, quận Cẩm Lệ 180 tỷ đồng, quận Thanh Khê 87 tỷ đồng, quận Sơn Trà 26,2 tỷ đồng, quận Ngũ Hành Sơn 17 tỷ đồng. Ngành giao thông vận tải bị thiệt hại 190,5 tỷ đồng, ngành xây dựng 17 tỷ đồng, ngành y tế 10,8 tỷ đồng...

Theo Phó Thủ tướng, sắp tới Văn phòng Chính Phủ sẽ có kết luận cụ thể gửi các địa phương để phối hợp xử lý hậu quả của mưa lũ. Tuy nhiên, trước mắt các địa phương phải khẩn trương thống kê thiệt hại trong nhân dân, thiệt hại ở các cơ sở hạ tầng công cộng, nhất là các cơ sở trường học, bệnh viện, giao thông, điện, nước… để báo cáo và phối hợp với các cơ quan Trung ương đưa ra giải pháp khắc phục; đề xuất Chính phủ mức hỗ trợ, sửa chữa, khắc phục.

Riêng đối với các công trình hạ tầng lớn, các địa phương rà soát, đánh giá và có phương án hỗ trợ xử lý khắc phục. Trong đó cần ưu tiên tập trung nước rút tới đâu, xử lý tới đó; phải khôi phục nhanh để ổn định sản xuất và đời sống, sinh hoạt của Nhân dân. Các địa phương phải tăng cường chủ động triển khai công tác ứng phó hiệu quả; lấy tích cực, chủ động làm phương châm để phòng, chống và khắc phục hậu quả các thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương đã trao tặng nhiều phần quà giúp nhân dân và chính quyền TP Đà Nẵng khắc phục hậu quả mưa lũ.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương đã trao tặng nhiều phần quà giúp nhân dân và chính quyền TP Đà Nẵng khắc phục hậu quả mưa lũ.

Trong đó Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng 20 căn nhà và 3 thùng quà là các nhu yếu phẩm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng 20 căn nhà; Phó Thủ tưởng Lê Văn Thành trao tặng 10 căn nhà; đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 300 thùng hàng nhu yếu phẩm và 300 triệu đồng tiền mặt; lãnh đạo Bộ GD&ĐT trao tặng 4.000 bộ sách giáo khoa; Tập đoàn điện lực Việt Nam trao tặng 2 tỷ đồng...

Hoài Thu

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文