Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có vai trò sống còn để phát triển đất nước mạnh mẽ, bền vững

17:07 20/01/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã nhấn mạnh vai trò sống còn của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong việc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước mạnh mẽ và bền vững, đánh giá cao sự vào cuộc nhanh chóng các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Chiều 20/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức phiên họp thứ Nhất nhằm triển khai các nội dung quan trọng theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Phiên họp do đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì với sự tham gia của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Về phía Bộ Công an, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tham dự phiên họp.

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có vai trò sống còn trong phát triển đất nước mạnh mẽ, bền vững -0
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.

Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh vai trò sống còn của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong việc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước mạnh mẽ và bền vững, đánh giá cao sự vào cuộc nhanh chóng các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Tại phiên họp, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng đã trình bày báo cáo tóm tắt, bao gồm: Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo; Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của các thành viên; Đề xuất thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và Tổ công tác giúp việc của  Ban Chỉ đạo; xin chủ trương xây dựng Bộ chỉ số giám sát thực hiện Nghị quyết 57. Tại phiên họp, các thành viên đã thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện chương trình công tác.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vai trò sống còn của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ban Chỉ đạo thống nhất nhận thức phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, hướng tới xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Phiên họp đã thống nhất những nội dung gồm: Phê duyệt Chương trình công tác năm 2025, với 10 nhiệm vụ trọng tâm và 18 nhiệm vụ cụ thể, Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo.

Thống nhất chủ trương thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với sự tham gia của các nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước, các nhà quản lý doanh nghiệp liên quan đến khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Thống nhất về việc tổ chức Tổ công tác giúp việc nhằm hỗ trợ Ban Chỉ đạo trong công tác tham mưu, giám sát và thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ; Thống nhất chủ trương xây dựng Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện Nghị quyết 57, dự kiến đưa vào hoạt động trong Quý II/2025.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và đóng góp tâm huyết của các thành viên Ban Chỉ đạo. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo cần hành động quyết liệt, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo rõ ràng trách nhiệm cá nhân và cơ quan thực hiện, đồng thời các kết quả phải minh bạch, định lượng được và dựa trên dữ liệu thời gian thực để đánh giá hiệu quả.

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi toàn hệ thống chính trị, các nhà khoa học và các doanh nghiệp đồng lòng, cùng chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã đề ra. Đây là nền tảng để xây dựng một nền kinh tế tri thức vững mạnh và phát triển bền vững, tạo động lực đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với vị thế vững chắc trên trường quốc tế.

Ban Chỉ đạo thống nhất trong Quý I/2025 yêu cầu các cơ quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Ban Bí thư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo xây dựng, ban hành kế hoạch hoặc chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị. Ban Bí thư ban hành hướng dẫn việc kiện toàn, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn khoa học công nghệ trong cấp ủy các cấp.

Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch điện VIII, khai thác hiệu quả các tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo nguồn điện bền vững. Quản lý, khai thác, bảo vệ hiệu quả khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm.

Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo các cơ quan chức năng: Phát động phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết 57 trong toàn hệ thống chính trị; Nghiên cứu, đề xuất phương án cải cách cơ chế quản lý tài chính trong thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; Xây dựng các phương án tổ chức, sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh.

Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ; Xây dựng dự thảo cơ chế đặc thù thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống; có cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch, sở hữu nhà, đất, thu nhập, môi trường làm việc nhằm thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các "tổng công trình sư" trong và ngoài nước có khả năng tổ chức, điều hành, chỉ huy, triển khai các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực.

Về hoàn thiện thể chế, tập trung sửa đổi, bổ sung và thông qua: Luật Khoa học và Công nghệ (2013) và các luật có liên quan trong dự án xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bộ Công an làm tốt vai trò thường trực của Chính phủ, chỉ đạo triển khai phát triển hệ sinh thái Đề án 06 và Trung tâm dữ liệu quốc gia, sớm đưa các tiện ích vào phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy nhanh tạo lập, kết nối dữ liệu nhất là những dữ liệu quan trọng như dữ liệu đất đai… nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc gắn với triển khai Internet vệ sinh đảm bảo thông suốt. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược.

Bộ Tài chính bố trí ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học phục vụ các công nghệ chiến lược, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 57 trình cấp có thẩm quyền, bảo đảm bố trí đủ ít nhất 3% Ngân sách cho khoa học công nghệ và tiếp tục nâng lên tỷ lệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo thậm chí có thể tăng ngay 5%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hợp tác công tư để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Hoàng Phong

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.