Kiểm toán Chương trình xây dựng nông thôn mới: Kiến nghị xử lý hơn 450 tỷ đồng

19:23 07/09/2023

Ngày 7/9, thông tin từ Kiểm toán Nhà nước cho biết, qua kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi tắt là Chương trình) giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và 13 địa phương trên cả nước, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng

Điểm danh…sai sót

Kết luận từ kiểm toán nêu rõ: Đối với Bộ NN&PTNT việc đôn đốc, lấy ý kiến của một số bộ, ngành đối với dự thảo của 5 Chương trình hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) chưa đáp ứng thời gian theo yêu cầu tại các Văn bản của Văn phòng Chính phủ. Công tác xây dựng phương án phân bổ vốn, giao vốn giai đoạn 5 năm 2021-2025, hàng năm của Chương trình còn một số tồn tại trong việc xác định nguồn dữ liệu về số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), số xã khu vực III làm ảnh hưởng tới số vốn NSTW giao cho một số địa phương, một số địa phương đã được bố trí hỗ trợ vốn cao hơn so với phương án rà soát lại 358,39 tỷ đồng, trong khi một số địa phương được bố trí vốn hỗ trợ thấp hơn 150,46 tỷ đồng…

Đến nay, Bộ NN&PTNT chưa nhận được dự toán chi cũng như số liệu quyết toán dự toán ngân sách được giao cho chương trình MTQG của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Tồn tại này đã làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, tổng hợp số liệu dự toán giao cho các cấp ngân sách và công tác quyết toán phần dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) giao cho các chủ Chương trình, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cơ quan chủ trì Chương trình (Bộ NN&PTNT) không có đủ cơ sở thực hiện lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí, quyết toán kinh phí của Chương trình để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội theo quy định…

Nguồn dữ liệu về số xã đạt chuẩn nông thôn mới chưa đạt như kỳ vọng.

Tại 13 tỉnh, thành phố được kiểm toán, một số tỉnh chưa thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG hoặc chưa hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Văn phòng điều phối NTM các cấp theo quy định; tổ chức mô hình và cơ chế làm việc của Văn phòng điều phối NTM các cấp tại địa phương chưa thống nhất; chưa ban hành một số văn bản hướng dẫn tổ chức, thực hiện Chương trình theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Theo báo cáo của Văn phòng điều phối NTM Trung ương, đến ngày 31/12/2022, các chỉ tiêu xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đều thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch giao; tiến độ triển khai một số nội dung cụ thể của 05 Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 còn chậm hoặc chưa được triển khai. Tại 13 địa phương được kiểm toán, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chưa đạt so với chỉ tiêu, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, cụ thể: 6/13 địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu số huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 1/0 địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 5/13 địa phương chưa hoàn thành tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM; 7/13 địa phương chưa hoàn thành tỷ lệ xã NTM nâng cao; 3/06 địa phương chưa hoàn thành tỷ lệ xã NTM kiểu mẫu...

Qua kết quả kiểm toán các dự án đầu tư tại các địa phương được kiểm toán cho thấy, còn một số tồn tại trong việc xác định Tổng mức đầu tư dự án; công tác khảo sát, thiết kế tại một số dự án thuộc Chương trình chưa tuân thủ đầy đủ quy định về thiết kế; công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán còn sai sót về khối lượng, chưa phù hợp với các quy định làm tăng giá trị dự toán đã được phê duyệt là 15,1 tỷ đồng đồng; công tác quản lý, thực hiện nghiệm thu, thanh toán tại nhiều dự án vẫn có sai sót về xác định khối lượng, đơn giá, kết quả kiểm toán kiến nghị giảm 10,46 tỷ đồng...

Nhiều địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu số huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 

Kiến nghị xử lý tài chính hơn 450 tỷ đồng

Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 145.728 triệu đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai quy định 46,3 triệu đồng; thu hồi kinh phí thừa 36.724 triệu đồng; giảm thanh toán 6.597 triệu đồng; bố trí vốn NSĐP hoàn trả cho chương trình 102.360 triệu đồng. Kiến nghị xử lý khác 307.259 triệu đồng, trong đó chủ yếu là điều chỉnh không tổng hợp vào quyết toán kinh phí của Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 298.932 triệu đồng.

Đồng thời, đối với UBND các tỉnh được kiểm toán, KTNN kiến nghị phải chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình HĐND tỉnh, thành phố ban hành cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành giai đoạn 2021-2025; kiểm tra, rà soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu các nguồn vốn đã đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (năm 2021, 2022) của địa phương; tăng cường kiểm tra, rà soát các dự án trong Chương trình đảm bảo bố trí vốn thực hiện đầu tư đúng nội dung, đối tượng và bố trí nguồn vốn phù hợp với quy định Chương trình giai đoạn 2021-2025.

Đối với Bộ NN&PTNT, KTNN kiến nghị rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình để kịp thời tham mưu cho các cơ quan chức năng sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương (vùng, miền), phát huy hiệu quả của Chính sách, đảm bảo thuận lợi cho các địa phương thực hiện Chương trình.

Đồng thời, KTNN còn yêu cầu các địa phương chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc chậm trình ban hành quyết định quy định chi tiết nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và tỷ lệ vốn đối ứng từ NSĐP; chậm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình hỗ trợ, Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP; chưa hoàn thành việc xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình MTQG xây dựng NTM theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; chưa chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương liên quan lập Kế hoạch Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 5 năm 2021-2025 gửi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính theo khoản 3 Điều 5 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ; xây dựng phương án phân bổ vốn NSTW cho các địa phương thực hiện Chương trình còn có tồn tại, sai sót.

Phạm Huyền

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文