Kiến nghị tập trung giám sát lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ

16:36 12/09/2023

Giám sát đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ trên phạm vi cả nước đối với 5 lĩnh vực gồm: bảo đảm TTATGT đường bộ; đường sắt; đường thuỷ nội địa; hàng không, an ninh hàng không dân dụng; an toàn hàng hải, an ninh hàng hải.

Chiều 12/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 26, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT từ năm 2009 đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận. Dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, chức năng. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an đại diện Bộ Công an dự, phát biểu ý kiến.

Giám sát 5 lĩnh vực về TTATGT

Tại phiên họp, Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Thường trực đoàn Giám sát báo cáo về kế hoạch chi tiết và Đề cương các báo cáo giám sát chuyên đề  “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT từ năm 2009 đến hết năm 2023” nêu rõ, sẽ giám sát đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước đối với 5 lĩnh vực gồm: bảo đảm TTATGT đường bộ; đường sắt; đường thuỷ nội địa; hàng không, an ninh hàng không dân dụng; an toàn hàng hải, an ninh hàng hải.

Các đại biểu tại phiên họp.

Trong đó, tập trung giám sát việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT và các hoạt động liên quan đến bảo đảm TTATGT. Trọng tâm là các quy định về bảo đảm TTATGT, các chính sách đầu tư cho giao thông, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Luật Đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT; rà soát các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, trọng tâm là các văn bản dưới Luật của Chính phủ và các bộ ngành; những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT.

Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phối hợp và tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân về bảo đảm TTATGT; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT; tình hình vi phạm, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo đảm TTATGT; công tác phối hợp giữa các bộ, địa phương trong bảo đảm TTATGT; hoạt động hợp tác quốc tế về bảo đảm TTATGT; nguồn lực ngân sách bảo đảm TTATGT; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan. Xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT; tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian tới.

Đối tượng giám sát gồm: Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an (Cục CSGT, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam) và 1 số bộ, ngành liên quan; tại 12 địa phương và một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan gồm: Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Cảng Việt Nam, Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam, Hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Xí nghiệp xe buýt Hà Nội, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng thành phố Đà Nẵng; một số doanh nghiệp đường thủy nội địa, hàng hải; một số hãng taxi; một số trường giáo dục phổ thông.

Kiến nghị giám sát TTATGT đường bộ 

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều nhất trí cần thiết phải giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT.

Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh đồng tình với việc cần thiết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT,  trong đó, đề nghị trước mắt cần tập trung giám sát lĩnh vực đường bộ, TTATGT đường bộ vì đây là lĩnh vực cần thiết, thiết thực nhất; phục vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến 2 luật là Luật TTATGT đường bộ và Luật Đường bộ sẽ được Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 6 tới đây. “Theo tôi, việc đẩy giám sát 2 nội dung này  trước không ảnh hưởng đến các nội dung khác, các lĩnh vực đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải, đường sắt…có thể xem xét sau. Việc này vừa đảm bảo kịp thời đưa ra bức tranh tổng thể về công tác bảo đảm TTATGT để Quốc hội xem xét 2 dự án luật về giao thông” – Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh nêu quan điểm, đồng thời đề nghị bổ sung nội dung: người cao tuổi, người khuyết tật vào nội dung giám sát để đảm bảo tính toàn diện.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ phát biểu ý kiến.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cũng đồng tình  đưa nội dung lĩnh vực TTATGT đường bộ vào trọng tâm giám sát vì các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng không lớn trong đảm bảo TTATGT. “Việc giám sát cũng không nên dàn trải mà nên tập trung giám sát ở Chính phủ và một số Bộ như: Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải; tập trung ở 1 số địa phương lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Tôi cũng đề nghị Chính phủ có báo cáo chính thức, trong đó, Uỷ ban ATGT Quốc gia sẽ tham mưu Chính phủ để hoàn thành báo cáo này, các thành viên Uỷ ban ATGT có trách nhiệm báo cáo Chính phủ. Đoàn Giám sát có quyền kiểm tra thực tế  tại các địa phương, truy trách nhiệm”  - Thứ trưởng Thọ đề nghị và cho rằng, báo cáo giám sát sẽ phục vụ Quốc hội thảo luận 2 dự án Luật TTATGT đường  bộ và Luật đường bộ sẽ hiệu quả hơn, tạo tầm nhìn chiến lược và hành lang pháp lý lâu dài.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến phát biểu ý kiến.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến bày tỏ cơ bản nhất trí với ý kiến các đại biểu đã phát biểu, đồng thời cho rằng, muốn duy trì, đảm bảo TTATGT thì phải đảm bảo hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông, hệ thống trang thiết bị giám sát giao thông…

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến cũng cho rằng, giám sát chuyên đề này phạm vi rộng gồm 5 lĩnh vực đặt ra nên đoàn Giám sát sẽ rất vất vả; đề nghị đối tượng giám sát nên tập trung vào một số bộ, địa phương mà trực tiếp được Chính phủ giao chủ trì và phối hợp thực hiện 5 luật này.

“Như ý kiến của đồng chí Thứ trưởng Bộ Giao thông và qua theo dõi, tổng hợp, chúng tôi cũng thấy rằng, tình hình TTATGT, tai nạn giao thông tập trung ở giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ cao. Nếu đặt vấn đề giám sát cả 5 lĩnh vực, chúng tôi cho rằng khó trọng tâm trọng điểm. Chính vì vậy, nên gom lại nên giám sát TTATGT đường bộ, cùng lắm thêm đường sắt, đường thuỷ nội địa” – Thứ trưởng Lê Văn Tuyến nêu quan điểm.

Về đối tượng, Thứ trưởng Lê Văn Tuyến cho rằng, nên tập trung một số bộ chính có liên quan liên đến lĩnh vực này, đồng thời cũng đề nghị nên có đề cương chung, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ để báo cáo, sau đó Chính phủ tập hợp.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp.

Đại diện Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu khẳng định, Chính phủ nhận thức việc đảm bảo TTATGT là vấn đề quan trọng, Chính phủ sẽ phối hợp tốt với Đoàn giám sát và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp tốt. Phó Thủ tướng cũng đồng tình với các ý kiến việc giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, nên đẩy việc giám sát bảo đảm TTATGT đường bộ lên trước để có đánh giá, phục vụ 2 Luật TTATGT đường bộ và Luật đường bộ sắp tới.

Kết luận nội dung họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị đoàn Giám sát nên trao đổi với Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải để khi ra báo cáo có chiều sâu, có kiến nghị đem lại tác dụng thực sự đi vào cuộc sống.  

Phương Thuỷ

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文