Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

12:43 13/09/2023

Ngày 13/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (13/9/1913 - 13/9/2023), người cộng sản kiên trung, nhà khoa học lớn của cách mạng Việt Nam, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long.

Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Cùng dự có đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tỉnh, thành ĐBSCL; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động và thân nhân gia đình Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Trần Đại Nghĩa.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long tham quan Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tại huyện Tam Bình. 

Tại buổi lễ, đồng chí Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long đã đọc diễn văn Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng và nền khoa học nước nhà, tấm gương sáng, mẫu mực, giàu nghị lực, giản dị, trung thực, thẳng thắn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân tin tưởng, yêu mến, được bạn bè quốc tế tin yêu và kính trọng.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành cùng quý đại biểu dâng hương tại Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.

Với 84 tuổi đời, 48 tuổi Đảng, hơn 50 năm tận tụy gắn bó với sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ nhưng cũng rất vẻ vang của Đảng và dân tộc, Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã nỗ lực phấn đấu, cống hiến trọn đời cho ngành khoa học Quân sự và có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.

Đảng và Nhà nước tặng thưởng Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa nhiều Huân chương, Giải thưởng cao quý, đặc biệt là Huân chương Hồ Chí Minh và giải thưởng Hồ Chí Minh.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

Đạo đức cách mạng trong sáng, lòng yêu nước nồng nàn, niềm say mê nghiên cứu khoa học, sẵn sàng từ bỏ lợi ích vật chất cá nhân, một lòng theo Đảng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Tấm gương cao đẹp, mẫu mực của người trí thức cách mạng, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn để các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ học tập, noi theo.

Đồng chí Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long đọc diễn văn Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

“Tình cảm của Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đối với quê hương Vĩnh Long thật sâu đậm, gắn bó. Trong những năm tháng hoạt động cách mạng ở miền Bắc và sau khi nước nhà thống nhất, mặc dù bận nhiều công tác nhưng đồng chí vẫn dành thời gian về thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long luôn tự hào về người con ưu tú - Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học quân sự tài năng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đồng chí Bùi Văn Nghiêm chia sẻ.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu tham quan “Con đường nghệ thuật gốm đỏ Vĩnh Long”, công trình chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa.

Thực hiện những lời dặn dò chân tình, quý báu của Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa lúc sinh thời, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã phát huy truyền thống yêu nước đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực sáng tạo, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Với những thành tựu đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động hạng Nhất.

Sáng cùng ngày, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lãnh đạo tỉnh, thành và lực lượng vũ trang cùng quý đại biểu đã đến dâng hoa dâng hương, dành phút mặc niệm tưởng nhớ Giáo sư, Viện sĩ, thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa tại Khu Lưu niệm tọa lạc tại huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long). 

Ông Phật làm súng

Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913, tại làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), trong một gia đình nhà giáo giàu tinh thần yêu nước, lòng nhân ái. Ngay từ nhỏ, Phạm Quang Lễ đã thể hiện tố chất thông minh, ý chí học tập thành tài.

Với 6 bằng đại học và chứng chỉ của nhiều trường đại học danh tiếng trên đất Pháp, một tương lai tươi sáng đang rộng mở trước mắt, nhưng sớm xác định mục tiêu học tập để sau này trở về phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đồng thời cảm phục tấm gương suốt đời vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phạm Quang Lễ đã từ bỏ tất cả để cùng Người về nước, hòa mình vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn và đặt tên mới cho Phạm Quang Lễ là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ làm Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân giới. Bác nói: “Làm cách mạng là chấp nhận gian khổ. Công việc Bác giao cho chú là vì Đại Nghĩa; bởi thế, Bác đặt tên mới cho chú là Trần Đại Nghĩa. Cái bí danh ấy còn để bảo vệ chú và bà con, gia đình chú ở miền Nam”.

Năm 1948, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa đã trở thành 1 trong 11 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí cũng là Thiếu tướng đầu tiên của ngành Quân giới ở tuổi 35.

Hơn 50 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của Phạm Quang Lễ gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của Đảng và dân tộc. Từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài quân đội, dù ở cương vị công tác nào, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đều cho thấy bản thân là một nhà khoa học - quân sự tài năng, xứng đáng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với những đóng góp to lớn cho ngành Quân giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng cho Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa danh hiệu “Ông Phật làm súng”.

Văn Vĩnh

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文