Lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhân dân khi triển khai Luật Thủ đô

12:47 30/07/2024

Sáng 30/7, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị thống nhất triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và thời gian, nội dung kỳ họp chuyên đề của HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thường trực HĐND TP cho biết, triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô nhằm tăng cường tính chủ động, trách nhiệm, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ của HĐND TP; sớm cụ thể hóa các nhiệm vụ của TP được giao trong Luật Thủ đô, nâng cao chất lượng công tác xây dựng nghị quyết của HĐND TP, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn TP theo thẩm quyền phù hợp với tình hình, điều kiện.

Thường trực HĐND TP dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề của HĐND TP để xem xét, quyết định các nội dung quy định chi tiết và cơ chế, chính sách để triển khai thi hành Luật Thủ đô, dự kiến 1 kỳ tổ chức trong tháng 11/2024 và 1 kỳ tổ chức trong tháng 5/2025. Trong đó, về nghị quyết quy phạm pháp luật, dự kiến xem xét 28 nội dung tại kỳ họp chuyên đề tháng 11/2024 và 4 nội dung tại kỳ họp chuyên đề tháng 5/2025.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: TT

Đối với 21 nội dung nghị quyết ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô năm 2024, các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát, nghiên cứu đề xuất những nội dung trọng tâm, trọng điểm, cần thiết, có khả năng thực hiện ngay để ban hành sớm, có hiệu lực cùng với hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh 5 nội dung triển khai Luật Thủ đô năm 2024: Cần tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Thủ đô trên địa bàn toàn TP; rà soát từng lĩnh vực để xác định các nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết; giao UBND TP Hà Nội thành lập tổ công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các cơ chế, điều kiện đặc thù về kinh phí, nhân lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Thủ đô năm 2024.

“TP cần phát động phong trào thi đua đưa Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phục vụ phát triển Thủ đô theo đúng định hướng Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nói.

Về kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề), Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP đề nghị rà soát, đánh giá lại các nội dung trình kỳ họp liên quan đến đào tạo nghề, giáo dục chất lượng cao, y học gia đình phù hợp với thực tiễn, đồng thời gắn với các quy định Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật và hiệu quả thực thi.

Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho rằng, để bảo đảm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và quy định theo thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô, cần xác định rõ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024. Bên cạnh đó, cần rà soát kỹ để không bỏ sót nội dung, nhiệm vụ trong Luật cần quy định chi tiết; quan tâm đầu tư cho công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật; quan tâm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhân dân… Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP cũng sẽ tham gia phản biện xã hội hoặc góp ý bằng văn bản đối với 3 nội dung tại kỳ họp thứ mười tám (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Hà Nội.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, việc thống nhất triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô năm 2024 là sự chuẩn bị bài bản, khoa học, từ sớm, từ xa và đề nghị các sở, ngành chủ động rà soát các nhiệm vụ, đề xuất nhiệm vụ cần bổ sung, chỉnh sửa, làm mới những nội dung cần thay đổi... Các cấp, ngành của TP nỗ lực vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để triển khai Luật Thủ đô một cách chất lượng, hiệu quả nhất.

T.Linh

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê.

Theo thống kê, hằng năm, toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 2.000 người chấp hành án trên toàn quốc được đặc xá, chấp hành xong án phạt từ trở về cư trú, sinh sống trên địa bàn. Tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22, đã tạo điều hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, hoạt động có hiệu quả.

Với mức phí quản lý lên đến 23.000 đồng/m2, chung cư Đảo Kim Cương (ĐKC) ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh thuộc top đầu các chung cư cao cấp có mức phí quản lý cao nhất cả nước. Với 7 toà nhà cao tầng, khu chung cư này đang có gần 1.400 hộ dân, riêng khoản phí quản lý, mỗi năm chung cư ĐKC đã thu được trên 49 tỉ đồng.

Không thấy con gái lùa bò về nhà khi trởi sắp tối nên cha mẹ vội vã tìm kiếm. Đến khi phát hiện con gái nằm bất động dưới suối, người cha lao xuống cứu con nhưng cũng lâm vào tình trạng tử vong nghi ngờ do bị điện giật.

Thời hạn tắt sóng 2G only sẽ được kéo dài thêm 1 tháng, đến ngày 15/10 để bảo đảm nhu cầu thông tin trong thời gian doanh nghiệp và người dân khắc phục thiệt hại do bão số 3.

Những ngày qua, khi toàn xã hội chung tay góp sức giúp người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ thì trên không gian mạng, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn, cơ hội lại tiếp tục lợi dụng tình hình này để đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phán xét chủ quan nhằm chia rẽ, phá hoại.

Dự báo, khu vực ven sông các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương tiếp tục ngập lụt trong khoảng 3-6 ngày tới. Vùng ngoài đê sông Hồng, sông Nhuệ tại Hà Nội, nước rút sau 2-3 ngày tới, riêng vùng ven sông Bùi ở Chương Mỹ ngập thêm 10-13 ngày tới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文