Miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định

13:13 17/05/2025

Nghị quyết nêu rõ, miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật. Thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát.

Ngày 17/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 98,84%.

Nghị quyết được áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điểm đột phá tại nghị quyết này là quy định nguyên tắc xử lý vi phạm, vụ việc trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, trách nhiệm pháp nhân và cá nhân; trách nhiệm hình sự và dân sự, hành chính với dân sự trong xử lý vi phạm được phân định rõ. Biện pháp dân sự, kinh tế được ưu tiên áp dụng với các vụ việc vi phạm dân sự, kinh tế. Doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại.

Miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định -0
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Nghị quyết đã quy định về cải thiện môi trường kinh doanh. Theo đó, nghị quyết nêu rõ, số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Đối với cùng một nội dung quản lý nhà nước, trường hợp đã tiến hành hoạt động thanh tra thì không thực hiện hoạt động kiểm tra hoặc đã tiến hành hoạt động kiểm tra thì không thực hiện hoạt động thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong cùng một năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Nghị quyết yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đáng lưu ý, nghị quyết nêu rõ, miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật. Thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát. Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.

Đối với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.

Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời và toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo.

Nghị quyết nêu rõ, không được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Nghị quyết quy định bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án. Sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý doanh nghiệp trong xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc.

Xử lý kịp thời, hiệu quả vật chứng, tài sản nhưng không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết vụ việc, vụ án; sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, đưa tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các đại biểu ấn nút thông qua nghị quyết.

Nghị quyết cũng quy định về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của nghị quyết này. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn nghị quyết này thì áp dụng theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đó.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm bảo đảm minh bạch hóa hoạt động của hộ kinh doanh, tạo sự bình đẳng về chế độ thuế giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách này, dự thảo nghị quyết đã điều chỉnh thời điểm áp dụng việc bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026 thay vì ngày 1/7/2026 như dự thảo trước đây. Đồng thời, để giảm gánh nặng, chi phí, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi số, dự thảo Nghị quyết quy định Nhà nước bố trí kinh phí để cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng cho hộ kinh doanh.

Để thực thi các chính sách đặc biệt này, Quốc hội giao Chính phủ rà soát, sửa đổi quy định về đất đai, quy hoạch, đầu tư. Việc này cần hoàn thành trước 31/12/2026. Việc rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh, quy định chồng chéo cản trở phát triển kinh tế tư nhân cần được hoàn thành chậm nhất ngày 31/12/2025. Theo đó, Chính phủ phải giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ pháp luật, 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo.

Phương Thuỷ

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng đề nghị Đảng bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh phát huy tốt nhất vai trò bảo vệ tuyến đầu cửa ngõ quốc gia, không chỉ làm tốt công tác quản lý xuất nhập cảnh, phòng, chống vi phạm mà cần chủ động tham gia đóng góp tích cực vào quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khai thác tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.

Ngày 23/7, tại Hội trường UBND xã Đoàn Đào, tỉnh Hưng Yên, Công an tỉnh Bắc Ninh đã trang trọng tổ chức Lễ truy điệu và trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ Trần Ngọc Sơn, nguyên cán bộ Đội Cảnh sát đường thủy, Phòng CSGT, Công an tỉnh Bắc Ninh hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự.

Sáng 23/7, tại Trại giam Phú Sơn 4 (tỉnh Thái Nguyên), Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Trưởng ban chỉ đạo về đặc xá Bộ Công an làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác đặc xá năm 2025 (đợt 2) của các đơn vị: Công an tỉnh Thái Nguyên, Công an tỉnh Phú Thọ, Trại giam Phú Sơn 4, Trại giam Vĩnh Quang và Trại giam Tân Lập.

Chiều 23/7, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã triệu tập 5 thành viên quản trị Fanpage “YDL Confessions 3.0”, làm rõ việc sử dụng thông tin, hình ảnh liên quan đến Trường Đại học Yersin Đà Lạt, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân nhà trường.

Chiều ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 247 đối tượng liên quan đến các hành vi: Mua bán, tổ chức sử dụng, chứa chấp và tàng trữ trái phép chất ma túy; thu giữ trên 1,5 kg ma túy các loại. Đó là kết quả điều tra truy xét mở rộng từ việc triệt phá 3 cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự hoạt động phức tạp về ma túy trên địa bàn.

Theo một chuyên gia về thủy văn, cụm từ “vượt lũ kiểm tra và vượt tần suất 5.000 năm” không phải lỗi số liệu mà là cách gọi chuyên ngành thủy văn, chỉ mức độ cực đoan của trận lũ. Đây là con số dựa trên tính toán xác suất và mô hình thống kê thủy văn, không phải là điều đã từng được chứng kiến trong thực tế.

Đối tượng thường xuyên quay video, chụp ảnh quá trình tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT, sau đó đăng tải lên không gian mạng nhằm gây nhũng nhiễu, sai lệch nhận thức của người dân về việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng..., từ đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ẩn sau vỏ bọc doanh nhân đá quý thành đạt trên mạng xã hội, Nguyễn Mạnh Tuấn - kẻ từng bước chân vào thế giới ngầm đang lặng lẽ điều hành một đường dây ma túy xuyên tỉnh, tinh vi và nguy hiểm bậc nhất. Những hình ảnh hào nhoáng, giàu sang chỉ là lớp son giả tạo che giấu sự thật rùng rợn phía sau - một trùm ma túy liều lĩnh, sẵn sàng nổ súng để thoát thân.

Theo báo cáo từ các địa phương, tính đến sáng 23/7, bão số 3 và mưa lũ khiến 1 người mất tích, 1 người bị thương, 420 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái. Đáng chú ý, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở trên vùng biển phía tây bắc của đảo Luzon (Philippines), chiều tối nay có khả năng vào biển Đông và mạnh lên thành bão.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.