Mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn sau tinh gọn

12:05 07/01/2025

Thủ tướng nêu rõ ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ngày 7/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật đầu tiên của năm 2025 để thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược, vì thể chế là nguồn lực, động lực cho phát triển, nhưng thể chế hiện nay cũng là "điểm nghẽn của điểm nghẽn".

Thủ tướng cho biết phải tập trung cả 3 đột phá chiến lược đều quan trọng, đã được xác định từ mấy kỳ Đại hội Đảng gần đây đã xác định, với tinh thần “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh” để khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.

Thủ tướng nêu rõ phiên họp này thảo luận 7 dự án luật và các nghị quyết rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, kịp thời thể chể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm "Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả," phát huy hiệu năng đã quy định.

Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, làm tổ chức từ trên xuống dưới và cả dưới lên trên, “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng,” với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng,” không để gián đoạn công việc, mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn, người dân được hưởng thụ nhiều hơn thành quả này.

Thủ tướng nêu rõ công việc này rất khó, từ nay đến kỳ họp Trung ương, phiên họp Quốc hội vào tháng 2 tới, để giải quyết dứt điểm vấn đề liên quan tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị; do đó phải rất khẩn trương.

Đồng thời yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật với tinh thần sát thực tế, nâng cao trách nhiệm thực thi của các cấp, tránh thủ tục rườm rà, cương quyết cắt giảm tất cả các thủ tục không cần thiết, quản lý được một cách thông thoáng, khơi thông nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền, uỷ quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.

Ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhấn mạnh, quyền hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương tập trung vào trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương không để tản mạn, manh mún, phân tán ở các luật chuyên ngành ở các luật chuyên ngành, Thủ tướng chỉ rõ phải có cơ chế kiểm soát quyền lực; phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), giảm chi phí đầu vào, xây dựng dữ liệu số để có AI tương xứng công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu cơ quan được phân cấp không phân cấp tiếp nhưng phải được uỷ quyền; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; bỏ tư duy “không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản”; quán triệt tư duy ai làm tốt nhất thì giao người đó, người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ; cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp có không gian sáng tạo, đổi mới và được phép làm.

Đồng thời cần thể chế hóa các nội dung được nêu tại Nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới; kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra, vấn đề đột xuất, phát sinh; xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập.

Thủ tướng lưu ý tư duy làm luật phải đơn giản, nhanh, kịp thời, đi vào cuộc sống, không kéo dài, rườm rà, không để mất cơ hội, niềm tin, nguồn lực; làm pháp luật phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ giám sát.

“Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa; quá trình làm vừa làm vừa hoàn thiện, mở rộng dần với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; những gì còn biến động thì chúng ta thiết kế để rộng đường có thể điều chỉnh theo yêu cầu của thực tế,” Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; củng cố sự đồng thuận chính trị, sự ủng hộ của xã hội đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc là gìn giữ hòa bình thế giới.

“Điều này thể chế hoá đường lối của Đảng ta là, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển,” Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đánh giá cao Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” với các công việc liên quan tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhất là 3 Nghị định 177, 178 và 179 cơ bản tạo đồng thuận trong xã hội, trong cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ đang hoàn thiện văn bản đối với các bộ, ngành không phải sáp nhập, hợp nhất để báo cáo các cấp có thẩm quyền để trên cơ sở đó tiếp tục tinh giản bộ máy bên trong, quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo, không bỏ sót; một việc chỉ giao một người, một người làm nhiều việc. Trên cơ sở đó rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành.

Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành trực tiếp làm việc này kịp thời, chất lượng, hỗ trợ Bộ Nội vụ; phải nghiên cứu, đề xuất bảo đảm tốt nhất trong điều kiện có thể, không cầu toàn, không nóng vội.

Những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì tiếp tục lắng nghe, thảo luận để tạo sự đồng thuận cao, trước hết trong Chính phủ, khuyến khích thảo luận để tìm giải pháp tốt nhất, khi đã quyết “chỉ nói một lời, không nói đến lời thứ hai.”

Trong thảo luận thì khuyến khích phát huy dân chủ, khi đã quyết rồi phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tập thể, theo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng nêu rõ đến giờ này, chúng ta hài lòng với kết quả đã làm được, nhất là 3 nghị định; cơ bản đã cơ bản sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra.

Một số bộ, ngành chưa tinh giản theo mục tiêu đề ra cần tiếp tục rà soát lại các mục tiêu để bảo đảm tinh gọn thực sự, thực chất, phải hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ, không để tồn đọng, kéo dài, trừ những bộ, ngành phải có ý kiến của Trung ương và Quốc hội.

Dự kiến tại phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Theo TTXVN

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文