Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biển

21:11 10/11/2023

Thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm trên biển.

Vì một vùng biển an toàn

Theo Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển, năm 2018, Luật Cảnh sát biển Việt Nam ra đời và có những quy định rõ ràng, cụ thể về công tác hợp tác quốc tế. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để lực lượng Cảnh sát biển tích cực, chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xu hướng hòa bình, cùng phát triển với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển khác trên thế giới. Với nền tảng cơ sở pháp lý của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại Cảnh sát biển đã được triển khai bài bản, thiết thực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Cảnh sát biển Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế vì một vùng biển hoà bình, ổn định và phát triển.

Trong đó, Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp thực hiện phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền; phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người, vũ khí, khủng bố, hoạt động xuất nhập cảnh bất hợp pháp, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái pháp luật, khai thác hải sản bất hợp pháp và tội phạm vi phạm pháp luật khác trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.

Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã tích cực mở rộng hợp tác quốc tế với những quốc gia có lực lượng thực thi pháp luật trên biển mạnh; có kinh nghiệm tổ chức, xây dựng lực lượng; có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế vừa là thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, vừa góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Không chỉ tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực về đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm trên biển, Cảnh sát biển Việt Nam còn tích cực mở rộng hợp tác quốc tế với những quốc gia có lực lượng thực thi pháp luật trên biển mạnh.

Trong hợp tác với Hoa Kỳ và các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… hiện thực hóa đường lối của Đảng về kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, quyết liệt. Nhờ đó, có nhiều nước đã sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả về trang bị, tàu thuyền, cơ sở vật chất hậu cần và công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực, kiến thức về pháp luật, an ninh, an toàn trong thực thi pháp luật trên biển.

Nổi bật là trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kỹ thuật phi dự án "Đào tạo tăng cường năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam", Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) tổ chức khóa tập huấn cho Cảnh sát biển Việt Nam tại Phú Quốc trong ba ngày (15-17/8/2022) nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển cho Cảnh sát biển Việt Nam và tăng cường giao lưu, hợp tác, hiểu biết giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam nói chung, Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Nhật Bản nói riêng.

Các chuyến thăm, giao lưu của tàu Cảnh sát biển Việt Nam đến Ấn Độ và Nhật Bản những năm gần đây đã góp phần nâng cao vị thế của Cảnh sát biển Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Không chỉ là cơ hội để tổ chức huấn luyện, rèn luyện cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có bản lĩnh, kinh nghiệm, sức chịu đựng và khả năng điều động tàu đi xa, dài ngày trên biển, đây còn là cơ hội nâng cao năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam, đồng thời tạo sự chủ động, bản lĩnh, cân bằng và đối đẳng trong quan hệ hợp tác giữa các nước lớn.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ

Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, các nội dung hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển khá toàn diện và trọng điểm như: Phòng chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền; phòng chống tội phạm ma túy, mua bán người, mua bán vũ khí trái phép, khủng bố, hoạt động xuất nhập cảnh bất hợp pháp; buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, khai thác hải sản bất hợp pháp; phòng chống ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; kiểm soát, bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển; phòng chống, cảnh báo thiên tai; hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam…

Đoàn Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc thăm tàu CSB 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm trong các cơ chế, diễn đàn đa phương. Điển hình là Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang (ReCAAP). Đây là cơ chế đa phương mà Cảnh sát biển Việt Nam tham gia đầy đủ nhất, thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia Hội đồng điều hành, là đầu mối quốc gia về chia sẻ thông tin, cùng nhiều cơ chế diễn đàn như: Hội nghị những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á (HACGAM); Diễn đàn Tư lệnh lực lượng thực thi pháp luật trên biển các quốc gia Đông Nam Á (SEAMLEI); các hoạt động trong khuôn khổ do Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức; hội nghị Cảnh sát biển toàn cầu (CGGS).

Trong thời gian tới, trước yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình mới, Thiếu tướng Lê Quang Đạo nhấn mạnh, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển, Cảnh sát biển các nước, ưu tiên các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp với nước ta và các đối tác truyền thống. Đặc biệt, thông qua các hoạt động đối ngoại, Cảnh sát biển Việt Nam mang thông điệp hợp tác, phát triển và hội nhập đến với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước.

Từ khi được thành lập đến nay, Cảnh sát biển Việt Nam đã chủ động thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 21 quốc gia và tổ chức quốc tế; đại diện cho Việt Nam tham gia 5 cơ chế, diễn đàn đa phương. Đặc biệt, với sự nỗ lực và hỗ trợ của các cơ quan có liên quan, Cảnh sát biển Việt Nam đã đạt được thành tựu quan trọng khi ký kết 9 văn bản hợp tác bao gồm Bản ghi nhớ, Quy chế đường dây nóng, Nghị định thư, Ý định thư với lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước: Hàn Quốc, Philippines, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Những văn bản hợp tác này là cơ sở pháp lý quan trọng để Cảnh sát biển Việt Nam triển khai các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của mình.

T.H

Sáng 15/5, tại kỳ họp thứ mười sáu, 100% đại biểu HĐND TP có mặt tán thành thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Theo đó, HĐND TP Hà Nội tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文