Ngăn chặn sớm việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản trước khi kê biên, phong tỏa

10:32 30/10/2024

Nghị quyết sẽ nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan, cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Chủ tịch nước Lương Cường dự phiên họp.

Bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt

Trình bày Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, trong những năm qua, công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng, kinh tế đã đạt được những kết quả to lớn, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. 

Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra, nhất là trong việc xử lý vật chứng, tài sản trong các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế. Nhiều vật chứng, tài sản có giá trị lớn tồn đọng khi bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong thời gian dài chưa được xử lý sớm để lưu thông, gây đóng băng, lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. 

Chủ tịch nước Lương Cường dự phiên họp.
Các đại biểu tại phiên họp.

Bên cạnh đó, cũng còn thiếu các biện pháp để các cơ quan tố tụng thực hiện ngay từ đầu nhằm ngăn chặn sớm việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản trước khi có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp tố tụng kê biên, phong tỏa…  Do vậy, để bảo đảm khơi thông nguồn lực, giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh, bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt nên Kết luận số 87-KL/TW ngày 13/7/2024 của Bộ Chính trị về Đề án “Xây dựng cơ chế xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc” đã yêu cầu trong năm 2024, VKSND tối cao xây dựng và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm này. 

“Việc xây dựng cơ chế xử lý sớm tài sản, vật chứng không chỉ áp dụng trong các vụ án mà còn áp dụng đối với các vụ việc. Do vậy, phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết đã xác định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thực hiện ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chỉ áp dụng thí điểm đối với các vụ án, vụ việc hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo” – Viện trưởng Viện KSND tối cao nêu rõ. 

Dự thảo nghị quyết cũng quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gồm: trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng; giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản. 

Viện trưởng Viện KSND tối cao cho rằng, đối với từng biện pháp, đều quy định rõ nội dung, điều kiện áp dụng, thẩm quyền, đối tượng. Về biện pháp tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản, mục đích thí điểm biện pháp này nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu, tạo một bước sớm để kiểm tra, xác minh, khi có đủ căn cứ, điều kiện thì áp dụng ngay các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa theo quy định. Thực tế cơ quan tố tụng đã đề nghị các cơ quan quản lý hành chính áp dụng biện pháp “tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản”. Do đó, cần quy định biện pháp này trong nghị quyết. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2025 và được thực hiện không quá 3 năm. 

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Đồng tình với sự cần thiết ban hành nghị quyết, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, việc ban hành quy định sẽ nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan, cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Kết quả thí điểm sẽ tạo cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự trong thời gian tới. 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra.

Về phạm vi các vụ án, vụ việc được thí điểm, Uỷ ban Tư pháp cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản. Do đó, phạm vi thí điểm giới hạn trong một số vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo như dự thảo là phù hợp.

Dự thảo Nghị quyết quy định 5 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự. Trong đó có 4 biện pháp áp dụng đối với vật chứng, tài sản đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; có 1 nhóm biện pháp áp dụng có tính chất “khẩn cấp tạm thời” và có thể áp dụng ngay ở giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm. 

“Uỷ ban Tư pháp tán thành với quy định về các nhóm biện pháp nêu trên, đây là biện pháp chưa được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Qua thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, chức vụ cho thấy, việc thí điểm các biện pháp này sẽ góp phần giải quyết cơ bản những vướng mắc, bất cập hiện nay” – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu.

Phương Thuỷ

Ngày 6/11, Công an quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, cho biết sau quá trình điều tra từ tháng 3/2024 đến nay, đơn vị đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an TP Hồ Chí Minh và các địa phương triệt phá đường dây buôn bán ma túy từ Campuchia về Việt Nam do đối tượng Sỳ Bảo Nguyên cầm đầu. Đồng thời, bắt giữ các đối tượng có liên quan, thu giữ lượng ma túy khoảng hơn 15kg (bao gồm thuốc lắc, ketamine, ma túy đá) và một số tài sản khác là tang vật của vụ án.

Ngày 6/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Kim Hoàn, Trưởng phòng Quản lý cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và phát triển hạ tầng giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh, để điều tra về hành vi lừa đảo và sử dụng giấy tờ giả.

Ngày 6/11, lực lượng chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà xảy ra tại căn nhà trong hẻm 136 đường Bạch Đằng, phường 5, TP Vũng Tàu, làm 2 cháu nhỏ tử vong.

Sau thời gian nỗ lực giải cứu, lực lượng cứu nạn đã đưa được anh Phùng Đình Dự (SN 1988; trú tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội) là chủ phương tiện bị tai nạn ra khỏi cabin; phối hợp với Trung tâm y tế và Công an xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) tiến hành sơ cấp cứu và di chuyển nạn nhân đến Bệnh viện đa khoa Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Thảm họa về ma túy quá khủng khiếp và nguy cơ hiện hữu về vấn nạn này luôn chực chờ cả bên trong và bên ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam. Dù đã có nhiều kết quả song công tác quản lý, giảm nguồn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn phần lớn do vướng cơ chế. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hơn nữa các cấp độ phòng, chống ma túy trong giai đoạn mới đặt ra hết sức cấp thiết.

Các điểm bầu cử nhỏ ở một số hạt thuộc bang Indiana và Kentucky là những nơi đầu tiên kết thúc bỏ phiếu trên toàn quốc vào 18h ngày 5/11 (giờ địa phương). Những kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ sớm xuất hiện.

Trong vụ “đại án” liên quan đến Trương Mỹ Lan và hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) ở TP Hồ Chí Minh, số lượng tài sản của các bị can, bị cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan được các cơ quan tố tụng phong tỏa, ngăn chặn, kê biên và thu giữ rất lớn. Việc này không nằm ngoài mục đích nhằm bảo đảm thu hồi triệt để tài sản đã bị Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt cho Nhà nước và hoàn trả cho bị hại là người dân, doanh nghiệp.

Những dòng người nối dài không dứt trên đường làng Lại Đà từ sớm tới đêm khuya đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; những giọt nước mắt tiếc thương, câu nói nghẹn ngào,... Đó là những hình ảnh không thể quên với nhóm phóng viên chúng tôi khi tác nghiệp tại Lễ quốc tang đồng chí Tổng Bí thư, người con ưu tú của quê hương Lại Đà. Khi thực hiện nhiệm vụ của những phóng viên tại Lại Đà, chúng tôi cảm nhận được tình người ấm áp, tình nước, tình dân...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文