Ngăn chặn tình trạng lợi dụng đầu tư công để trục lợi, tham nhũng, lãng phí

10:41 02/11/2023

Đại biểu Lê Hữu Trí cho rằng, việc đầu tư phải đúng mục tiêu, phát huy hiệu quả và bảo đảm chất lượng, tránh tình trạng áp lực giải ngân bằng mọi giá. Đồng thời, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng lợi dụng đầu tư công để trục lợi, tham nhũng, gây lãng phí nguồn lực của đất nước.

Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025; Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024.

Vai trò dẫn dắt và kích hoạt của đầu tư công "chưa đúng, chưa đủ"

Đại biểu Quốc hội Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) đánh giá, đầu tư công thời gian qua đạt kết quả tốt, hết năm 2023 cả nước hoàn thành hơn 12.000 dự án, chiếm trên 50%, khắc phục được việc đầu tư dàn trải. Đã nỗ lực cao triển khai các dự án đường cao tốc, đến nay đã hoàn thành trên 1.800km và dự kiến đến năm 2030 nước ta sẽ hoàn thành 5.000 km đường cao tốc, cùng nhiều dự án trọng điểm.

ĐBQH Đinh Ngọc Minh thảo luận tại hội trường.

Thể chế cho đầu tư công đang được hoàn thiện, nhất là về phân cấp, phân quyền, gắn với trách nhiệm của địa phương trong thẩm định, thẩm duyệt dự án... "Những cơ chế này là tiền đề để đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn sau", ông nhận định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo đại biểu, vẫn còn một số vấn đề lớn của nền kinh tế có liên quan đến đầu tư công như: tăng trưởng chưa đạt mục tiêu, doanh nghiệp chưa đạt mục tiêu cả về chất lượng và số lượng. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân của đầu tư công với vai trò dẫn dắt và kích hoạt "chưa đúng, chưa đủ".

Để tăng hiệu quả đầu tư công, kích hoạt nhanh và hiệu quả đầu tư, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, ĐBQH Đinh Ngọc Minh đề nghị tăng bội chi để thực hiện các dự án đầu tư công có tác động lớn, ngay đến đầu tư chung của nền kinh tế, như sớm đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - cảng Hải Phòng, Đồng Nai - cảng Cái Mép – Thị Vải.

Toàn cảnh hội trường.

"Đây là những dự án đã có kế hoạch đầu tư, có ý nghĩa cho nền kinh tế, cần được đẩy nhanh đầu tư sớm hơn để góp phần giảm chi phí logistics, tạo tiền đề xây dựng ngành công nghiệp đường sắt quốc gia", ông phân tích và tính sơ bộ, nếu giảm được 2% chi phí logistics thì doanh nghiệp sẽ có thêm 10 tỷ USD/năm.

ĐBQH Lê Hữu Trí (Khánh Hoà) cho rằng, công tác đầu tư công vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện từ công tác xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ nguồn lực giải phóng mặt bằng, triển khai thi công và giải ngân. Trình tự, thủ tục trong đầu tư công cũng như các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, đấu thầu, chi ngân sách khoáng sản còn nhiều vướng mắc. Nguồn vốn đầu tư còn phân tán, nhiều chương trình chưa ưu tiên tập trung tối đa nguồn lực...

"Kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công chưa nghiêm, chưa trở thành nề nếp, còn phụ thuộc vào tính quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ", đại biểu chỉ ra và đề nghị cần tổng kết, đánh giá, phân tích, xác định rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế không những diễn ra trong năm 2023 mà kéo dài từ nhiều năm trước. Từ đó có các giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

ĐBQH Lê Hữu Trí thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Lê Hữu Trí nhấn mạnh, vấn đề quan trọng là việc đầu tư phải đúng mục tiêu, từng công trình, dự án phải phát huy hiệu quả và bảo đảm chất lượng, tránh tình trạng áp lực giải ngân bằng mọi giá. "Điều này càng có ý nghĩa khi mà nguồn lực của đất nước có hạn, trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật xã hội là rất lớn để đất nước phát triển theo kịp với các nước trong khu vực. Đồng thời, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm công tác đầu tư công đúng mục đích, đạt hiệu quả, ngăn chặn tình trạng lợi dụng đầu tư công để trục lợi, tham nhũng và gây lãng phí nguồn lực của đất nước" - ông góp ý.

Quan tâm tiền lương, phụ cấp cán bộ, công chức cấp cơ sở

Về kỷ luật quản lý tài chính - ngân sách, ĐBQH Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) đề nghị chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đàm bảo; hạn chế tối đa ứng trước dự toán ngân sách, hạn chế tối đa chuyển nguồn, đảm bảo các quỹ tài chính ngoài ngân sách hoạt động hiệu quả, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho ngân sách địa phương.

ĐBQH Đinh Thị Phương Lan thảo luận tại hội trường.

Đại biểu cũng đề nghị tiếp tục đánh giá thực chất việc đạt mục tiêu nông thôn mới, tỷ lệ giảm nghèo, giảm thiểu tác động của chính sách... "Đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương giai đoạn 2024 - 2026, dự báo đến năm 2030, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ công chức cấp cơ sở, cán bộ phường, thị trấn, thôn, bản...", bà nêu ý kiến.

Liên quan chính sách tăng lương ở mức cơ sở, ĐBQH Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) đề cập tình trạng nhiều địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và nguồn lực ngân sách địa phương đã ban hành một số chính sách cho các đối tượng cụ thể theo lương cơ sở, như: chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế do cấp huyện, cấp tỉnh đang hợp đồng tại các cơ sở giáo dục công lập để đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp; hay chính sách chi trả phụ cấp cho khuyến nông viên cơ sở; chính sách chi phụ cấp kiêm nhiệm cho HĐND các cấp.

Mặt khác, thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, nhiều cán bộ dôi dư phải có chính sách hỗ trợ vẫn chưa giải quyết xong... Từ đó, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét đồng ý với đề xuất của Chính phủ tăng bổ sung cân đối cho các địa phương 2% so với dự đoán năm 2023, để giảm bớt khó khăn cho các địa phương đang nhận cân đối từ ngân sách Trung ương.

Quỳnh Vinh

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương có bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc". Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của đồng chí Tổng Bí thư.

Sự phối hợp hiệu quả giữa hai nước trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Những thành tựu này không chỉ khẳng định sự gắn kết sâu sắc giữa hai Bộ Công an mà còn góp phần làm bền chặt hơn nữa tình hữu nghị đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào.

Ngày 19/12, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, thực hiện đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngay trong ngày đầu tiên của đợt ra quân, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt giữ đối tượng vận chuyển ma tuý với số lượng lớn, ngụy trang trong các túi chè.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21-22/12 dự kiến sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường mạnh, thời tiết miền Bắc chuyển nhiều mây, tuy nhiên nền nhiệt ban ngày vẫn trên ngưỡng 20 độ C, đêm giảm sâu, dao động quanh 10 độ C.

Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị "Công bố kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính, kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong CAND năm 2024 và sơ kết 1 năm thực hiện phong trào thi đua cải cách hành chính trong lực lượng CAND 2024; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 29/3/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ANTT đến năm 2026, định hướng đến năm 2030", chiều 19/12.

Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 19/12, các đại biểu chất vấn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của TP Hà Nội liên quan đến những vi phạm kéo dài trong công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 26/12, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

Chiều 19/12, tại trụ sở Đội chữa cháy và CNCH khu vực số 2, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP Hà Nội, chúng tôi gặp Trung tá Nguyễn Minh Đức, Phó đội trưởng Đội chữa cháy và CNCH khu vực số 2, người trực tiếp cùng tổ công tác tiếp cận các nạn nhân, đưa người bị thương xuống đất an toàn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc sắp xếp, tinh gọn Tổng cục Thuế đang được trình theo mô hình 3 cấp: Thuế Nhà nước, Thuế khu vực và dưới nữa là cấp quận, huyện.

Phản ứng tiêu cực với thông tin giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới lao dốc kéo giá vàng trong nước cũng “đổ đèo”.

Chiều 19/12, đoàn công tác Báo CAND do Đại tá Trần Duy Hiển, Phó Tổng Biên tập dẫn đầu, đã đến thăm và chúc mừng Báo QĐND nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文