Người nghiện 12-18 tuổi không tự nguyện cai thì bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

09:20 24/03/2022

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, nếu quy định Tòa án đình chỉ xem xét, áp dụng cai nghiện bắt buộc khi người nghiện 12-18 tuổi hoặc cha mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp đăng ký cai nghiện tự nguyện thì sẽ làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước, tạo ra khe hở, có thể bị lợi dụng.

Sáng 24/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục Phiên họp thứ 9 xem xét, thông qua dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga trình bày cho biết, về đình chỉ xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (khoản 1 Điều 16), một số ý kiến đề nghị không quy định: Tòa án đình chỉ việc xem xét, giải quyết trong trường hợp người bị đề nghị, cha mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của họ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện khi Tòa án đang xem xét, giải quyết. Ý kiến khác tán thành với dự thảo Pháp lệnh của Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, có quy định điều kiện này, tuy nhiên cần bổ sung quy định họ có cam kết cai nghiện tự nguyện.

Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga.

Thường trực UBTP nhận thấy, theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy thì trước khi bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người bị đề nghị đã được tạo điều kiện đăng ký cai nghiện tự nguyện nhưng không thực hiện hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian cai nghiện tự nguyện thì phải bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

"Nếu quy định Tòa án đình chỉ xem xét, giải quyết trong trường hợp này thì không phù hợp với khoản 1 Điều 33 của Luật Phòng, chống ma túy, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước, tạo ra khe hở, có thể bị lợi dụng, lạm dụng", bà nhấn mạnh. Do đó, tiếp thu ý kiến của UBTVQH, Thường trực UBTP đã thống nhất với TAND tối cao và các cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh theo hướng không quy định căn cứ đình chỉ nêu trên.

Cũng theo Chủ nhiệm UBTP, một số ý kiến đề nghị, trường hợp người bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng cũng là người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì đưa họ vào trường giáo dưỡng. Ý kiến khác đề nghị đưa họ vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành thảo luận.

Về việc này, Thường trực UBTP nhận thấy, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi vi phạm để quản lý, giáo dục. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống ma túy thì người bị đưa vào trường giáo dưỡng được học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường, vẫn được áp dụng biện pháp cai nghiện thích hợp nếu bị nghiện ma túy. Do đó, Thường trực UBTP đã phối hợp với TAND tối cao chỉnh lý, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 16 dự thảo Pháp lệnh theo hướng họ phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng để bảo đảm đồng bộ về chính sách pháp luật.

Có ý kiến đề nghị làm rõ trình tự, thủ tục đối với đối tượng lang thang, cơ nhỡ, chưa xác định được cha mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp và nơi cư trú; làm rõ việc giải quyết đối với người nghiện ma túy là người nước ngoài.

Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga cho biết, theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy thì khi có hành vi vi phạm xảy ra, Công an cấp xã có trách nhiệm xác minh về nơi cư trú, cha mẹ, người thân của người nghiện ma túy, để giúp Chủ tịch UBND cấp xã lập hồ sơ đề nghị. Nếu không xác minh được, Công an cấp xã nơi xảy ra hành vi vi phạm lập hồ sơ đề nghị. Đồng thời, dự thảo Pháp lệnh đã quy định việc xác minh nơi cư trú, cha mẹ,… của người nghiện ma túy và việc lập hồ sơ là trách nhiệm của Công an cấp xã. Tòa án chỉ giải quyết vụ việc khi nhận đủ hồ sơ.

UBTVQH biểu quyết thông qua dự thảo Pháp lệnh.

Khi giải quyết vụ việc, nếu chưa có người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị đề nghị thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư cử luật sư hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng không xác định được nơi cư trú, cha mẹ… tương tự như đối tượng có nơi cư trú.

"Đối với người nước ngoài nghiện ma túy đang sinh sống tại Việt Nam thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Phòng, chống ma túy (khoản 2 Điều 37) nên cũng được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh này", Chủ nhiệm UBTP thông tin.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản bày tỏ thống nhất với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh của UBTP. 100% thành viên UBTVQH cũng đã biểu quyết đồng ý thông qua dự thảo Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Pháp lệnh gồm 4 chương, 48 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua.

Quỳnh Vinh

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Hải An (TP Hải Phòng) cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Hoàng Thị Tha (SN 1958, trú phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng), để điều tra về hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文