Nhiều quốc gia, tổ chức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giảm thiệt hại do bão số 4

18:38 27/09/2022

Cuối giờ chiều ngày 27/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã họp khẩn cùng các đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhằm lên phương án đánh giá, làm cơ sở kích hoạt cứu trợ chủ động với ảnh hưởng của bão số 4 đối với một số địa phương miền Trung Việt Nam.

Cuộc họp có sự tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến của 21 đối tác quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trong đó có một số tổ chức, đơn vị thuộc Liên Hợp quốc như Quỹ Nhi đồng (UNICEF), Chương trình Phát triển (UNDP), Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Nông lương (FAO); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (JICA); các đại sứ quán: Australia, Canada, Hàn Quốc…

Thông tin tại cuộc họp, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ TN&MT) đã thông tin đến các đối tác về diễn biến bão số 4. Theo đánh giá, bão số 4 tương tự về đường đi và cường độ với bão Xangsane, từng đổ bộ vào miền Trung Việt Nam (trọng tâm bão là Đà Nẵng) vào tháng 10/2006; sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Cơn bão năm 2006 đã khiến 76 người bị chết và mất tích; 350.000 nhà dân sập đổ, hư hỏng. Thiệt hại về kinh tế lên tới hơn 10.000 tỷ đồng.

Với tư cách là Chủ tịch của Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á khẳng định, cần kích hoạt những hành động sớm để đảm bảo có thể đưa ra được những hỗ trợ cụ thể cho người dân trong khu vực dự báo bị ảnh hưởng. Một khi giúp họ sẵn sàng ứng phó với thiên tai thì có thể giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra ở những khu vực đó.

Ông Andrew Jeffries nhấn mạnh: "Hiện tại chúng tôi nghĩ rằng một trong những nhiệm vụ cấp thiết cần phải làm là thành lập những đoàn đánh giá nhanh, cử đến những địa phương để ngay sau khi bão xảy ra chúng ta có thể đánh giá được những tác động cũng như thiệt hại và nhu cầu của người dân. Cần cử những nhóm làm việc thuộc những ngành khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện".

Bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Chánh Văn phòng Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam cho biết, dự kiến sẽ thành lập 3 đoàn công tác đi thực tế đánh giá nhanh tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 4 để kịp thời có các hoạt động cứu trợ người dân.

21 đối tác sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giảm nhẹ rủi ro bão số 4 -0
Bão chưa đổ bộ đã có thiệt hại ở ven biển thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Ảnh: Thanh Bình 

Dự kiến mỗi đoàn đánh giá gồm khoảng 8 người, với thành viên do các tổ chức quốc tế lựa chọn, ứng cử. Trong đó, đoàn số 1 sẽ tổ chức khảo sát tại Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, đoàn số 2 đi Đà Nẵng - Quảng Nam, và đoàn số 3 đi đánh giá rủi ro thiên tai tại Quảng Ngãi - Bình Định.

Chia sẻ tại cuộc họp, đại diện các đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai bày tỏ sự ủng hộ, nhất trí cao đối với việc thành lập các đoàn công tác đánh giá tác động của bão số 4 theo đề xuất của đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế. Đồng thời, cho ý kiến về phương thức tổ chức, đề xuất một số giải pháp để thực hiện công tác đánh giá, thu thập thông tin hiệu quả phục vụ công tác cứu trợ kịp thời...

Sau thời gian đánh giá rủi ro từ bão số 4, các đoàn sẽ tổng hợp thông tin để cung cấp cho cơ quan Chính phủ Việt Nam, cũng như những nhà tài trợ. Từ đó có những quyết định về việc kích hoạt các hành động về cứu trợ khẩn cấp hỗ trợ cho Chính phủ và người dân Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão số 4.

T.Linh

Chiều 30/4, đoàn công tác do Trung tá Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên Thiếu tá Hoàng Văn Huấn, cán bộ Phòng CSGT đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do bị thương khi làm nhiệm vụ.

Sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (SN 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái Chu Thị Tuyết Mai , SN 1967, trú tại tỉnh Bắc Giang, đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của CBCS Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Sau khi thất lạc, chị Mai đã được một gia đình nhận nuôi và đặt tên là Nguyễn Thị Thủy.

Vượt hơn ngàn cây số, những cựu chiến binh từ các tỉnh phía Bắc mang theo trái tim nồng thắm đến TP Hồ Chí Minh trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.

Đó là những tâm trạng vui, buồn lẫn lộn của nhiều phạm nhân đang thi hành án tại Trại giam Quyết Tiến (Bộ Công an) có thành tích cải tạo tốt đang được đề nghị đặc xá và đủ điều kiện đang được đề nghị Tha tù trước thời hạn đã được phóng viên Báo CAND ghi lại trong những ngày gần đây.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.