Nhiều vấn đề cấp bách dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường

09:57 08/12/2021

Phiên họp thứ 6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được tiến hành theo hai đợt, đợt 1 từ ngày 8 – 10/12, đợt 2 từ ngày 21 – 22/12. Trong phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét 4 nội dung quan trọng.

Sáng 8/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ Sáu. Phiên họp được tiến hành theo hai đợt, đợt 1 từ ngày 8 – 10/12, đợt 2 từ ngày 21 – 22/12.

Tập trung xem xét các nội dung hệ trọng

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội trong giai đoạn hiên nay.

Quốc hội với Chính phủ, các cơ quan hữu quan và thẩm tra sơ bộ, trong 5 nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường có 4 nội dung đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến gồm: Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật. Phiên hop sẽ xem xét cụ thể sửa đổi bao nhiêu luật, bao nhiêu điều, những vấn đề nào cấp thiết để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và có những nội dung có chính sách mới cần thiết, cấp bách đặc biệt trong bối cảnh đang thực hiện nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa tập trung nỗ lực để phục hồi và phát triển kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc.

Cho ý kiến về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là vấn đề rất quan trọng và cấp bách hiện nay. Một số nội dung trước đây đã được Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Lần này là chương trình tổng thể và nằm ngoài khung khổ của các kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay và trả nợ công trung hạn…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nội dung này nhằm tìm kiếm dư địa cho chính sách tài khóa, tiền tệ nằm ngoài các khung khổ 5 năm, hàng năm đã có. Đây là những vấn đề quan trọng và hết sức hệ trọng, cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ý kiến cụ thể trước khi trình Quốc hội xem xét quyết định.

Ba là, xem xét cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Đây là công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, tờ trình, báo cáo thẩm tra trước khi trình Quốc hội.

Vấn đề thứ 4  là cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Trung ương. 

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng báo cáo

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét cho ý kiến về chủ trương những nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội cuối năm 2021. Căn cứ các nội dung xem xét tại phiên họp đủ điều kiện trình Quốc hội để xây dựng dự kiến thời gian, cách thức tổ chức Kỳ họp phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền nhằm cụ thể hóa chương trình hành động của Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 161/2020/QH14 của Quốc hội như: Sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xem xét dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 575/NQ-UBTVQH12 ngày 31/1/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu.

Các đại biểu tại phiên họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến về: chương trình công tác đối ngoại của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022; chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022; công tác dân nguyện tháng 11 và nhiệm vụ tháng 12; một số vấn đề cấp bách khác đã được Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Nghị quyết 30 của Quốc hội về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV như quyết định một số chính sách đặc cách, đặc thù liên quan đến 2 nhóm nội dung y tế và thời hạn lưu kho của hàng hóa nhập khẩu được lưu giữ trong kho ngoại quan để áp dụng trong thời gian dịch bệnh; Tờ trình của Chính phủ về chi phí quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội trong năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2024.

“Sở dĩ chúng ta phải chia thành hai đợt là vì yêu cầu phải cho ý kiến sớm về những nội dung liên quan đến Kỳ họp bất thường của Quốc hội. Chúng ta cho ý kiến sớm để Chính phủ và các cơ quan thẩm tra có đủ thời gian để hoàn thiện, nâng cao chất lượng các báo cáo trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đầu thấu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. 

Phương Thuỷ

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文