Những cam kết và quyết tâm của các bộ trưởng để người dân được thụ hưởng nhiều hơn Đề án 06

11:04 16/04/2024

Tại phiên họp tháng 4 của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ ngày 15/4 vừa qua, 5 bộ trưởng các bộ gồm: Tài Nguyên và Môi trường, Tài Chính, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, cùng các thành viên trong Tổ công tác ở các bộ, ngành đã tập trung làm rõ trách nhiệm, phần việc với cam kết về tiến độ, thời gian phải hoàn thành.

Những khẳng định và lời hứa của các bộ trưởng đối với phần việc thuộc trách nhiệm của bộ, ngành quản lý không chỉ giúp tăng tốc “con tàu” Đề án 06 mà còn góp phần hỗ trợ các địa phương triển khai hiệu quả các mô hình ứng dụng chuyển đổi số từ đề án, qua đó người dân, doanh nghiệp ngày càng được thụ hưởng nhiều hơn thành quả mà đề án mang lại.

Điểm danh những nhiệm vụ đang chậm, muộn

Thông tin với PV, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an cho biết, hiện nay, theo lộ trình của Đề án 06, Chỉ thị 04 và các công điện, nghị quyết, thông báo kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác, còn 37 nhiệm vụ chậm (23 nhiệm vụ của năm 2023 chuyển sang, 2 nhiệm vụ của tháng 1/2024 chuyển sang, 2 nhiệm vụ của tháng 2/2024 chuyển sang, 9 nhiệm vụ của tháng 3/2024 chuyển sang).

Cụ thể, nhóm pháp lý có 2 nhiệm vụ chậm, gồm nghị định quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được ban hành. Còn 6/63 địa phương (An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh) chưa ban hành Nghị quyết của HĐND về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND TP Hà Nội triển khai thí điểm việc thu phí không dùng tiền mặt tại các điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn TP đã nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân, doanh nghiệp, góp phần minh bạch, phòng chống tham nhũng, đảm bảo ANTT.

“Việc chậm ban hành Nghị quyết của HĐND về miễn, giảm phí, lệ phí khiến người dân không được hưởng miễn giảm phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, ảnh hưởng đến tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc” - Thư ký Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đánh giá.

Về dịch vụ công, còn 3 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong tháng 3/2024, phải ra hạn thời gian và cần có lộ trình chạy đuổi để hoàn thành trong tháng 4/2024. Cụ thể, Bộ Tài chính chưa hoàn thành việc chỉ đạo Kho bạc Nhà nước dự thảo văn bản hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu khoản thu, đối soát và hoàn trả lại khoản thu phí và lệ phí, viện phí, học phí để xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Hai nhóm dịch vụ công đến nay chưa hoàn thành gồm nhóm thủ tục Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh và Đăng ký Thuế (trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính nộp thuế, lệ phí trước bạ đối với hợp tác xã, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai (trách nhiệm thuộc Bộ Tài chính).  

Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết, đối với nhóm nhiệm vụ triển khai Đề án 175, hiện Bộ Lao động Thương binh Xã hội chưa ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 175 (Phải hoàn thành trong tháng 2/2024, chậm tiến độ 2 tháng). Bộ Nội vụ chậm ban hành hướng dẫn chế độ chính sách tiền lương đối với nhân sự thực hiện quản trị, vận hành, phát triển hệ thống thông tin của Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Việc khảo sát nhu cầu triển khai hệ thống tại Trung tâm dữ liệu quốc gia hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao chưa phúc đáp công văn khảo sát nhu cầu triển khai hệ thống. Các bộ gồm: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phúc đáp nhưng chưa cung cấp đầy đủ thông tin để xác định rõ nhu cầu.

Cũng theo Đại tá Vũ Văn Tấn, TP Hồ Chí Minh đã khẳng định đầu tháng 5 sẽ trình HĐND TP để ra nghị quyết miễn giảm 100% phí, lệ phí cho người dân làm dịch vụ công trực tuyến. Cục Cảnh sát QLHC về TTXH sẽ phối hợp với Cục Kiểm soát TTHC của Văn phòng Chính phủ hỗ trợ TP Hồ Chí Minh nâng tỷ lệ kết nối, khai thác, tra cứu dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ 10.000 lên 50.000 lượt/ngày. Hiện, TP Hồ Chí Minh đang triển khai mạnh mẽ thí điểm ứng dụng những mô hình chuyển đổi số tương tự như Hà Nội, góp phần thay đổi nền hành chính và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, thực chất hơn.

Trao đổi với PV, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết: Đồng chí Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã báo cáo và đề xuất với Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, các bộ, ngành cho phép bấm nút triển khai 3 nội dung phục vụ người dân, chính quyền, doanh nghiệp gồm: Sổ sức khỏe điện tử, công dân số Thủ đô và họp thông minh không cần dùng giấy tờ. Những đề xuất này của Hà Nội đã được Bộ trưởng Tô Lâm và Tổ công tác đồng tình, đánh giá cao.

Cùng với đó, UBND TP Hà Nội cũng đề xuất thí điểm ứng dụng quản lý cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà, giao Công an TP Hà Nội chủ trì và phối hợp thực hiện, đồng thời thí điểm quy trình điện tử liên thông giải quyết TTHC về đất đai giữa cơ quan công chứng – văn phòng đăng ký đất đai – thuế. TP Hà Nội và các địa phương đang chờ sự hướng dẫn của các bộ, ngành đối với nhiều nhóm vấn đề trong triển khai Đề án 06, ứng dụng các mô hình chuyển đổi số từ đề án.

Nhân rộng để phục vụ người dân, doanh nghiệp

Báo cáo Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã hoàn thành tổng hợp lộ trình đơn giản hóa các TTHC theo 19 Nghị quyết của Chính phủ, đồng thời đề xuất các bộ ngành nghiên cứu báo cáo 315 của Bộ Tư pháp để triển khai thực hiện theo lộ trình. Tổ công tác tiếp nhận kết quả này để đôn đốc các bộ, ngành thực hiện. Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ sẽ tham gia, phối hợp hướng dẫn.

Trước nội dung thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng khẳng định, Bộ Tư pháp đã tập huấn cho cán bộ, công chức tại TP Hà Nội và Thừa Thiên Huế, tập trung triển khai vào ngày 20/4/2024. Bộ Tư pháp cũng tiếp thu và phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn UBND TP Hà Nội giải quyết những kiến nghị. Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cũng đề nghị Bộ Tư pháp có văn bản hướng dẫn các tỉnh số hóa dữ liệu hộ tịch trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời có lộ trình hoàn thành như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Về những “điểm nghẽn” kinh phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, đang hướng dẫn lập dự toán sử dụng kinh phí chi thường xuyên, đồng thời xin ý kiến của các bộ, ngành địa phương gửi về Bộ Tư pháp thẩm định theo trình tự rút gọn. Hiện có 56,8 triệu mã số thuế cá nhân trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời kiến nghị kết nối phục vụ cho thu thuế tại sàn thương mại điện tử; đã truy thu thuế tại sàn thương mại điện tử ở Hà Nội được 2.000 tỷ, sàn giao dịch xuyên biên giới được trên 12.000 tỷ. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ mở rộng thêm triển khai hóa đơn điện tử tại các nhà hàng, khách sạn. Bộ Công an luôn sẵn sàng kết nối dữ liệu với Bộ Tài chính trong điều kiện hạ tầng công nghệ của đơn vị phải đảm bảo an ninh an toàn.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trù, phối hợp với Bộ Công an khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo tổng điều tra dân số được tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí về nguồn lực, giảm chi phí đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan chức năng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong tháng 4 sẽ trình Chính phủ Nghị định 130 về chữ ký số. Tháng 5 sẽ hoàn thành việc ban bành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện. Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã xóa được 2500/3500 điểm không có sóng internet và tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành trong Quý III. Những điều kiện đảm bảo kết nối thông tin thuê bao với dân cư sẽ hoàn thành trong tháng 7 theo Luật Căn cước. Đối với địa chỉ số quốc gia sẽ hoàn thành trong Quý II/2024 để đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cam kết hoàn thành Nghị định quy định về danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia, Nghị định hướng dẫn  Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông theo đúng tiến độ được giao. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đẩy nhanh trong tháng 5 về việc sửa Nghị định 73 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh khẳng định sẽ phối hợp với Bộ Công an làm sạch, làm giàu cơ sở dữ liệu đất đai tại TP Hà Nội và Hà Nam. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng đề xuất Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an hỗ trợ cho các địa phương khác để dữ liệu đất đai tại các địa phương nào đã có thì làm sạch và đưa vào sử dụng ngay.

Hiện, Cơ sở dữ liệu đất đai mới có 46/125 triệu dữ liệu thửa đất được số hóa, còn 79 triệu dữ liệu thửa đất chưa được thu thập. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính đề xuất bố trí kinh phí hỗ trợ 10% nguồn thu từ đất với trên 19.000 tỷ đồng. Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công lãnh đạo trực tiếp hướng dẫn TP Hà Nội liên thông TTHC về đất đai; phối hợp với Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn về số nhà tại khu dân cư, khu đô thị.

Là năm thứ 3 liên tiếp tổ chức phục vụ thi tốt nghiệp THPT trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thông tin, đã phối phối hợp với Bộ Công an khai thác lịch sử thường trú để phục vụ đăng ký thi trực tuyến. Trong tháng 9 sẽ nhân rộng học bạ số ra toàn quốc, đồng thời đề xuất Bộ Tài chính bố trí kinh phí triển khai cũng như ban hành chuẩn hóa dữ liệu khoản thu để thanh toán trực tuyến học phí trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cho biết, TP Hà Nội đề xuất triển khai thi trực tuyến ở cả 4 cấp và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện. Đối với dữ liệu tốt nghiệp với dữ liệu lao động việc làm của Bộ Lao động thương binh và xã hội cần được quan tâm, kết nối phục vụ cho hoạch định chính sách, lao động, việc làm, giáo dục.

Liên quan đến triển khai sổ sức khỏe điện tử, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đôn đốc các địa phương và sẽ triển khai trên toàn quốc trong tháng 6. Thông tin sổ sức khỏe điện tử trên VNeID sẽ bổ sung vào Nghị định quy định quản lý dữ liệu y tế; báo cáo Chính phủ về việc thí điểm các cơ sở khám bệnh chữa bệnh chưa ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi dữ liệu lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế. Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư hướng dẫn giấy chứng sinh mẫu mới trong Quý IV/2024.

Đại tá Vũ Văn Tấn cũng thông tin, liên quan đến bố trí nguồn lực, đầu tư, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Bộ Tài chính đã đồng ý, đề nghị các bộ, ngành rà soát, báo cáo kế hoạch kéo dài vốn đầu tư từ năm 2023 sang năm 2024; đề xuất cập nhật tài khoản ngân hàng để theo dõi, quản lý đối với dịch vụ công liên thông đăng ký kinh doanh – đăng ký thuế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo cụ thể về cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp đã kết nối thuế và ngành công thương theo Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thống nhất phải ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tổng điều tra dân số nhằm tránh lãng phí, tốn kém chi phí, thời gian, công sức.

Đồng chí Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn Phòng Chính phủ khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác, hiện, Văn Phòng Chính phủ đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành Nghị định về 2 dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú – trợ cấp mai táng phí” theo trình tự, thủ tục rút gọn, lộ trình hoàn thành trong tháng 4/2024.

Các bộ, ngành (Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Công an xây dựng, hoàn thiện phần mềm dịch vụ công liên thông trước ngày 15/6/2024 để 2 nhóm TTHC liên thông này được tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hoàng Phong

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文