Những kiến nghị pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị TP Hồ Chí Minh

16:25 14/12/2022

Hội thảo khoa học với chủ đề “Pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị TP Hồ Chí Minh” do Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 14/12 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý… đã trở thành một diễn đàn thảo luận tích cực và mang đến những kiến nghị giá trị tham khảo cao - đúng như ý kiến phát biểu của PGS.TS. Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh tại hội thảo.

TP Hồ Chí Minh so với các đô thị khác trong thứ bậc đô thị, được xếp là một trong hai đô thị đặc biệt của Việt Nam. Về tính chất và quy mô, TP Hồ Chí Minh là một siêu đô thị và trung tâm kinh tế văn hóa không chỉ của nước ta mà còn mang tầm khu vực.

Trước những nhu cầu thực tiễn của TP Hồ Chí Minh, chính quyền Trung ương đã ban hành một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù. Tuy nhiên, với những cơ chế, chính sách này, TP Hồ Chí Minh vẫn loay hoay, bị động và khó có thể chuyển mình trước nhu cầu quản trị đô thị ngày càng cao. 

Hội thảo khoa học kể trên được tổ chức nhằm đưa ra những cơ chế, chính sách hướng đến phát huy nguồn nhân lực, động lực của một siêu đô thị tương xứng với sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội của TP Hồ Chí Minh.

Từ những đặc trưng cơ bản của đô thị, TS. Nguyễn Thị Thiện Trí (Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) qua bài tham luận “Cơ sở khoa học về tổ chức chính quyền đô thị và tham chiếu cho tổ chức chính quyền đô thị TP Hồ Chí Minh” đã rút ra những lý thuyết tiêu biểu, làm cơ sở kiến nghị cho những đổi mới về căn bản của TP Hồ Chí Minh, trên tinh thần phù hợp với tình hình chung hiện nay và hướng tới mục tiêu xây dựng cơ chế quản lý thông thoáng cùng mô hình quản lý linh hoạt. 

PGS.TS. Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo.

Bàn về vấn đề “Tổ chức và hoạt động của UBND TP Hồ Chí Minh trong mô hình chính quyền đô thị”, ThS. Trần Thị Thu Hà (Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) đưa ra các đề xuất sửa đổi và khắc phục từ những bất cập xoay quanh chế độ hoạt động của UBND đối với một đô thị đặc biệt như TP Hồ Chí Minh.

ThS. Hà đề xuất việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của UBND thành phố theo hướng mô hình thị trưởng; nâng cao tính khoa học và hợp lý trong việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, tham khảo học tập theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Nhận định về các đề xuất, điều chỉnh và ứng dụng trong thực tiễn cho bộ máy quản lý TP Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Đức, Phó Trưởng ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh, đánh giá cao về mức độ cần thiết, nhưng bên cạnh đó cần có thời gian để thực hiện, tức là thí điểm có lộ trình.

Ông Đức cho rằng trong quá trình thực hiện cần chú trọng và đặt yếu tố “con người” làm cốt lõi, chủ động và tích cực tăng cường sự tương tác giữa nhân dân và chính quyền.

Trong bài tham luận “Cần phân cấp mạnh hơn để TP Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng cán bộ, công chức toàn diện đủ sức vận hành chính quyền đô thị”, TS. Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ (phía Nam) đã đề cập đến khả năng vận hành đô thị của cán bộ, công chức và đánh giá quá trình đào tạo còn nhiều ngặt nghèo.

Với tình hình đó, TS. Sơn kiến nghị rằng việc sát hạch công chức cần có sự chặt chẽ, quá trình đào tạo công chức cần bài bản hơn, đảm bảo chi phí tài trợ cũng như phúc lợi của cán bộ, công chức.

GS.TS. Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhấn mạnh các ý kiến đóng góp tại hội thảo đa dạng, cung cấp nhiều cơ sở cho tình hình thực tiễn, cùng những kiến nghị có giá trị đóng góp vô cùng thiết thực, là nền tảng giúp TP Hồ Chí Minh có thêm định hướng phát triển xứng tầm với một siêu đô thị hàng đầu của Việt Nam.

Hoàng Anh - Hồng Phúc

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文