Noru là một trong những cơn bão mạnh nhất 20 năm qua đổ bộ vào biển Đông

16:01 25/09/2022

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Trần Hồng Thái, bão Noru được dự báo sẽ là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, tương tự bão cơn bão Sangxane năm 2006, bão Ketsana 2009, bão Molave 2020, từng gây thiệt hại nặng ở các tỉnh Trung Bộ.

Mưa lớn tại miền Trung 3 ngày trước bão

Chiều 25/9, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức họp ứng phó với bão Noru dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo UBND của 16 tỉnh, TP từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và 2 tỉnh ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai).

Tại cuộc họp, ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, đến 13 giờ chiều nay, bão Noru đang ở ngay trên vùng biển Phillippines, cường độ gió cấp 15, giật cấp 17. Các trung tâm dự báo bão của Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông đánh giá bão Noru ở cấp siêu bão (cấp 16 trở lên). Dự báo trong khoảng đêm nay, bão Noru sẽ đi vào Biển Đông.

Philippines đã áo động thảm họa với siêu bão Noru giật trên cấp 17. (Ảnh chụp mây vệ tinh)

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, cơn bão Noru đang di chuyển rất nhanh và là cơn bão rất mạnh, có tâm sắc nét, khí áp giảm rất thấp, cấu trúc bão đồng nhất từ mặt đất lên đến độ cao 15 - 17 km.

Khi bão vào Biển Đông, vùng biển này thông thoáng, không có dấu hiệu của không khí lạnh hay các hệ thống thời tiết ảnh hưởng có thể làm cường độ bão suy yếu.

Thông tin dự báo về cường độ bão Noru, ông Trần Hồng Thái cho hay, trước khi đổ bộ Philippines, bão đạt cấp 16, giật trên cấp 17 (cấp siêu bão). Sau khi vượt qua Philippines, bão suy yếu khoảng 1 - 3 cấp do ảnh hưởng ma sát với địa hình.

Sau khi vào Biển Đông, bão có quá trình mạnh trở lại, lúc này bão ở giai đoạn trưởng thành. Bão có khả năng đạt cường độ mạnh nhất khi đi qua vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa với gió giật cấp 13 - cấp 14; giật trên cấp 16.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ Tài  nguyên và Môi  trường) Trần Hồng Thái thông tin diễn biến bão Noru tại cuộc họp.

Dự báo khi vào vùng biển gần bờ, cường độ bão duy trì ở khoảng cấp 13, ảnh hưởng đến đất liền ở khoảng cấp 12 - cấp 13, giật trên cấp 14. Dự báo từ khoảng chiều và đêm 27/9, bão ảnh hưởng trực tiếp nước ta. Các tỉnh, TP: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định được dự báo là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão Noru.

“Bão Noru là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung bộ, tương đương cơn bão Sangxane 2006, bão Ketsana 2009 và bão Molave 2020”, ông Thái nói.
Trong 3 ngày vừa qua, các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Hà Tĩnh và Nam Trung Bộ có mưa lớn 100-250mm, một số trạm mưa lớn như: Sầm Sơn (Thanh Hoá) 332mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 288mm, Xuân Bình (Phú Yên) 233mm.

Trình Thủ tướng thành lập Ban chỉ đạo tiền phương phòng, chống bão Noru

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến thời điểm này, các tỉnh, TP ven biển đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 57.840 tàu với hơn 300.000 lao động. Đặc biệt, trong 24h tới (theo hệ thống giám sát tàu cá), cần phải kêu gọi 127 tàu trong vùng nguy hiểm (Bình Định 100 tàu, Quảng Ngãi 24 tàu, Quảng Nam 1, Phú Yên 2).

Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã rà soát phương án sơ tán dân với tổng số 213.914 hộ/868.230 người, trong đó các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán 93.312 hộ/368.878 người tùy theo diễn biến của bão.

Đại diện các địa phương, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay toàn tỉnh còn 6 phương tiện với 52 lao động hoạt động thủy sản trên biển, còn lại toàn bộ đã được kêu gọi vào bờ; tình hình hồ chứa nước, vẫn đang vận hành đảm bảo an toàn; công tác chỉ đạo sản xuất, tỉnh cơ bản thu hoạch xong, hoa màu thu hoạch 1.300ha...

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo cuộc họp phòng, chống bão Noru chiều 25/9.

Tương tự, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay, TP đã thông tin, tuyên truyền đến người dân và du khách về tình hình, diễn biến của bão Noru. TP cũng đã kêu gọi tàu thuyền vào neo đậu, tránh trú bão. Hiện còn 29 tàu chưa vào bờ, TP đã liên lạc để các tàu thuyền lưu ý đường đi của bão để có cách phòng, chống hiệu quả nhất.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, hiện nay còn 2 tàu trên biển, tỉnh vẫn giữ liên lạc thường xuyên để thông bão đường đi của cơn bão Noru. Tỉnh đã chỉ đạo các tàu bè di dời, đưa vào vùng tránh trú an toàn. Đối với vùng triều cường ven biển, tỉnh tổ chức ứng trực, theo dõi để kịp thời đưa người dân đến vùng an toàn khi nước dâng cao.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, kiểm tra trên thực tế. Qua báo cáo, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự chuẩn bị phòng, chống bão Noru của các địa phương.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, Noru là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, cấp 13, giật cấp 16, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động tổ chức thực hiện di tản dân, kêu gọi tàu thuyền... Tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác.

Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương bám sát vào công điện chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời nhấn mạnh, công tác dự báo cực kỳ quan trọng, phải tham khảo rộng rãi, tất cả các cơ quan dự báo quốc tế để có đánh giá, dự báo chính xác.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tạm dừng, hoãn một số các cuộc họp không thực sự cần thiết để chỉ đạo phòng, chống bão. Ban Chỉ đạo sẽ thành lập đoàn công tác của Chính phủ, các Bộ, ngành để kiểm tra thực tế. Phó Thủ tướng cho biết, sẽ trình Thủ tướng thành lập Ban chỉ đạo tiền phương.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các địa phương khẩn trương khảo sát các nơi xung yếu, nhà cửa của người dân từ đó tính toán thời điểm, thời gian đưa bà con về nơi tránh trú an toàn khi bão đổ bộ vào đất liền.

"Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh, thành phố cho đến các quận, huyện, xã. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm đảm bảo thời gian bị chia cắt có thể cung ứng kịp thời cho người dân", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

NY

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

Trong nhiều năm, nhiều nhà khoa học đã tin rằng, nguồn gốc của sự sống có thể đã tới Trái đất từ các thiên thạch rơi xuống. Lý thuyết này được gọi là panspermia, và nó trả lời rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc của loài người chúng ta. Thật không may, chính những nhà khoa học trên lại tin rằng, vi khuẩn và vi rút ngoài hành tinh có thể vẫn đang tấn công chúng ta. Những kẻ xâm lược siêu nhỏ này đã bị đổ lỗi cho tất cả các loại bệnh tật.

Chủ “phường”, “hụi” thường xây dựng hình ảnh về bản thân, gia đình có cuộc sống giàu sang, hàng tháng trả lãi cao, đúng hẹn, tạo vỏ bọc uy tín… Điều này đánh vào tâm lý tin tưởng trao gửi tài sản của những người tham gia, họ không mảy may nghi ngờ.

Ngày 6/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng vừa hoàn thiện thủ tục, chuyển hồ sơ vụ việc 1 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 3 bánh heroin đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cao Bằng để điều tra theo thẩm quyền.

Ngày 7/11, Cục Cảnh sát hình sự (CSHS) Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an triệt phá một băng nhóm tội phạm nguy hiểm. Băng nhóm này không chỉ tàng trữ vũ khí quân dụng mà còn tổ chức các hoạt động đánh bạc phức tạp, quy tụ hàng chục đối tượng và gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Trước bức xúc của dư luận, người dân về tình trạng cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh “hoạch họe” người dân về tình trạng sai phép của các công trình trên đất, ngày 6/11, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN &MT) TP Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trên chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai…

Ông Patrick Turner - người đứng đầu văn phòng đại diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Thủ đô Kiev, hôm 5/11 đã đến Ukraine để bắt đầu công việc và gặp Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rustem Umerov.

Ngày 7/11, Công an huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ khoảng 2,5ha cây sầu riêng của gia đình bà Vũ Thị Phượng, thôn Ninh Hậu, xã Nam Ninh, bị kẻ gian cưa đổ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文