Phải giữ được sự tín nhiệm, đồng hành của người dân, doanh nghiệp trong triển khai Đề án 06

17:26 20/02/2024

Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, các bộ, ngành, từng thành viên của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phải khẩn trương rà soát chỉnh lý, bổ sung xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Đề án 06 trong năm 2024, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc để tập trung triển khai ngay, hướng dẫn các địa phương thực hiện; qua đó giữ được sự tín nhiệm, đồng hành của người dân, doanh nghiệp, góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Chiều 20/2, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã triển khai phiên họp tháng 2. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cùng các thành viên trong tổ công tác; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành của Trung ương và UBND TP Hà Nội.

Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu khai mạc phiên họp tháng 2.

Sau phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Tô Lâm, các đại biểu tham gia phiên họp đã nghe Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH (QLHC về TTXH), Thư ký Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ báo cáo kết quả công tác tháng 2 và những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 3, tiến trình thực hiện Nghị quyết 175 của Chính phủ. 

Dưới sự điều hành của Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, các đại biểu, thành viên của tổ công tác đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận, đánh giá tồn tại, công việc chậm muộn trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ tiến độ”.

“Nếu các bộ, ngành chậm, muộn trong triển khai những phần việc được giao thì từng nhóm nhiệm vụ của Đề án 06 cũng sẽ chậm muộn theo. Nhiệm vụ, phần việc của bộ, ngành nào bị chậm muộn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chung của Đề án 06 Chính phủ, cũng như gây cản trở trong quá trình phục vụ người dân, doanh nghiệp, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số”- Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nêu rõ.

Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu kết luận phiên họp.

Trên cơ sở những gợi ý, định hướng nội dung thảo luận của Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và UBND TP Hà Nội đã tập trung đánh giá về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, dịch vụ công toàn trình, triển khai chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, xây dựng Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử, phòng, chống thất thu thuế, phân bổ kinh phí đầu tư các dự án liên quan đến Đề án 06, số hóa dữ liệu nhà ở, hộ tịch, đánh số nhà, kết nối kho dữ liệu với Cổng dịch vụ công của Chính phủ; bố trí dự án đầu tư công, đào tạo, giáo dục nhân lực phục vụ Đề án 06...

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu, điều hành tham luận.

Nhiều nội dung cũng được các đại biểu tập trung thảo luận như: Cải cách thủ tục hành chính, sự kết nối thủ tục giữa các bộ ngành; thúc đẩy tín dụng qua các kênh dữ liệu, mở tài khoản trực tuyến qua ứng dụng VNeID, định danh người, tổ chức tham gia mạng xã hội để chống thất thu thuế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; công tác triển khai sổ bảo hiểm xã hội trên VNeID, chi trả an sinh xã hội qua tài khoản, không dùng tiền mặt; đối khớp dữ liệu cán bộ công chức, viên chức với dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành cũng thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm về những tồn tại, chậm muộn và nghiêm khắc rút kinh nghiệm để triển khai hiệu quả trong tháng tới.

Phát biểu kết luận phiên họp, bên cạnh việc biểu dương những thành tích, kết quả của các bộ, ngành, địa phương đã đạt được trong triển khai Đề án 06, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị, các bộ, ngành, thành viên tổ công tác khẩn trương rà soát chỉnh lý, bổ sung xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc để tập trung triển khai ngay, hướng dẫn các địa phương thực hiện... 

Các đại biểu tham dự phiên họp.

“Chúng ta cần xác định, trong năm 2024 sẽ thúc đẩy triển khai hiệu quả 5 nhóm của Đề án 06, đó là: Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công toàn trình; dịch vụ công liên thông; số hóa và tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, tạo lập dữ liệu dùng chung; Chỉ thị 18 ngày 30/5/2023 của Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ; đẩy mạnh quản lý số nhà, đánh số và gắn biển số nhà; định danh doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể - quản lý người lao động và thị trường lao động trên VNeID”- Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ nhấn mạnh.

Đặc biệt lưu ý đến vấn đề pháp lý, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu 5 bộ, ngành (Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Ngoại giao) cần khẩn trương báo cáo lộ trình đơn giản hóa 525 thủ tục hành chính; đồng thời, các bộ, ngành thường xuyên công bố các thủ tục hành chính đã cắt giảm, chưa cắt giảm và lộ trình cụ thể để mang lại giá trị thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các bộ, ngành chú ý đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;  các hạng mục đầu tư đã phù hợp hay chưa, đảm bảo đầu tư “đúng, trúng” không dư thừa, chồng lấn, bám sát theo hướng dẫn về thành phần của Khung kiến trúc 3.0 của Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời, cho phép sử dụng thông tin danh tính điện tử, thông tin xác thực trong thẻ CCCD gắn chip để cấp chữ ký số và đăng ký sim, dịch vụ viễn thông.

Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện thanh tra công vụ triển khai thực hiện Chỉ thị 04 của Thủ tướng hiệu quả, không để gây mất niềm tin của người dân; hoàn thành, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia đối với 13/53 dịch vụ công thiết yếu trong tháng 4/2024; hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu khoản thu (phí, lệ phí, viện phí, học phí…), việc đối soát và hoàn tiền trực tuyến các khoản thu nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công đã nộp vào ngân sách nhà nước, hoàn thành trong tháng 3/2024.

Các bộ, ngành, UBND khẩn trương tích hợp sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập cổng dịch vụ công và làm sạch dữ liệu tài khoản trên cổng dịch vụ công, chậm nhất đến 1/7/2024; đưa vào sử dụng ngay với các dữ liệu đất đai, dữ liệu hộ tịch đã được số hóa, làm sạch với cơ sở dữ liệu dân cư để cắt giảm các thủ tục hành chính cho người dân. 

Đối với nhóm phát triển kinh tế, xã hội, phát triển công dân số, kết nối, chia sẻ, tạo lập dữ liệu dùng chung, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị thực hiện đối soát, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm sạch dữ liệu nhà đầu tư chứng khoán và dữ liệu người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, hoàn thành trước 31/3/2024.

Tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu ứng dụng giải pháp chấm điểm khả tín trong hoạt động cho vay, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động "tín dụng đen", bảo đảm các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiện nay đã thực hiện đánh giá đối với Mcredit, VIB, VietcomBank, ViettinBank, PVcombank, BIDV, HDbank...

“Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Công an triển khai thí điểm giải pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNEID tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi nhân rộng toàn quốc. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai chi trả qua tài khoản cho 100% các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội (đã đăng ký tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mobile money,...) từ ngân sách Nhà nước, thực hiện thường xuyên, bảo đảm chính xác, nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời”- Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý.

Về vấn đề tích hợp các giấy tờ trên VNeID, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm bảo ổn định, không giới hạn các dịch vụ tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế, lịch sử khám chữa bệnh, quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông đảm bảo thông suốt đường truyền, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống định danh, xác thực điện tử với bảo hiểm xã hội và các bộ, ngành, đơn vị khác.

Về việc triển khai giải pháp quản lý đánh số nhà, đánh số và gắn biển số nhà, Bộ trưởng đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương hoàn thành hướng dẫn các địa phương thực hiện thu thập, cung cấp thông tin địa chỉ, dữ liệu định danh vị trí nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị và điểm dân cư nông thôn gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Để xây dựng địa chỉ số quốc gia, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng, ban hành tiêu chuẩn về địa chỉ số quốc gia.

Về nhóm nhiệm vụ triển khai Nghị quyết 175 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai. Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất nhu cầu triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia do đơn vị mình chủ trì tại Trung tâm dữ liệu quốc gia, hoàn thành trước ngày 23/2/2024...

Hoàng Phong

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文