Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

Phát huy giá trị truyền thống, xây dựng Hòa Bình phát triển toàn diện

14:18 22/03/2022

Tổng Bí thư chỉ rõ Hòa Bình cần phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cân đối, hài hòa giữa các địa phương, giữa đô thị và nông thôn; phát triển công nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ, du lịch...

Ngày 22/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác đã đến thăm, làm việc với tỉnh Hòa Bình về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng.

Cùng đi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình. 

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình, báo cáo với Tổng Bí thư về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay và mục tiêu nhiệm vụ năm 2022 của tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ngô Văn Tuấn cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, làm tốt công tác dự báo tình hình, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện "mục tiêu kép" vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân vừa chăm lo phát triển kinh tế, xã hội; huy động sức người, sức của ủng hộ các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19... 

Năm 2021, tỉnh Hòa Bình có 16/21 chỉ tiêu về kinh tế ước đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 2,66%; GRDP bình quân đầu người đạt 61,1 triệu đồng; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 5.615 tỷ đồng (tăng 36% so với năm 2020); tỷ lệ đô thị hóa đạt 31,6%; tổng số xã về đích nông thôn mới lên 65 xã (bằng 50,3% tổng số xã); có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (đứng thứ 3 các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới); kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.218 triệu USD; độ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại thành phố Hòa Bình.

Kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng nhận thấy Hòa Bình có nhiều đổi thay, phát triển hết sức sôi động.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương và đánh giá cao những thành tích của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong thời gian qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; là địa phương giàu truyền thống yêu nước cách mạng, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, tiêu biểu nhất là dân tộc Mường với các di sản văn hóa nổi tiếng như Mo Mường, Sử thi Đẻ đất đẻ nước... nơi có thủy điện Hòa Bình - một trong những công trình thế kỷ, biểu tượng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Về nhiệm vụ năm 2022, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị sớm nghiên cứu và cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của tỉnh Hòa Bình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công việc quan trọng hàng đầu hiện nay là phải tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế; tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, quyết tâm giữ vững thành tích chống dịch của tỉnh trong thời gian qua; tiếp tục phát huy vai trò y tế cơ sở của các tổ COVID-19 cộng đồng, sự vào cuộc ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội.

Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý: "Chăm lo toàn diện hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát huy đoàn kết nội bộ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhân dân”.

Các cấp ủy đảng, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Kế hoạch số 03-KH/TW của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa"; thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm gắn với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ tỉnh cần phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cân đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa khu vực đô thị và nông thôn; phát triển công nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và đô thị.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan nông thôn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, làm cho giá trị của các di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng nhân cách con người Hòa Bình phát triển toàn diện.

Khai thác, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế, cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc trên địa bàn, các biện pháp giảm nghèo bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn tiếp tục thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc.

Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; tăng cường đấu tranh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các đợt tấn công trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy; quan tâm giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai, không để phát sinh khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người, vượt cấp, hình thành các điểm nóng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, phát huy truyền thống cách mạng anh hùng cùng với khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình sẽ đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, xứng đáng trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà, nói chuyện với công nhân lao động Công ty Trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam. Đây là doanh nghiệp FDI Nhật Bản có vốn đầu tư 11 triệu USD, có gần 700 công nhân, thu nhập gần 8 triệu đồng/người, nộp ngân sách 10 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp này sản xuất thấu kính, dòng thấu kính cao cấp được xuất đi Nhật Bản, Malaysia, Hong Kong (Trung Quốc) và Đức. 

Theo VietnamPlus

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh việc thành lập, triển khai tổ chức bộ máy của Công an TP Huế là sự kiện chính trị rất quan trọng, đánh dấu một bước chuyển mới của lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tối 29/12, tại quảng trường Ngọ Môn (Đại Nội Huế), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của TP Huế giai đoạn 2023 – 2025.

Chiếc áo đấu của Xuân Son bị rách trong trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Singapore tối 29/12. Song cũng chính tình huống khiến chiếc áo đấu của số 12 bị rách đã giúp tuyển Việt Nam có bàn thắng đầu tiên được ghi trong hiệp 1 tại ASEAN Cup 2024.

Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, các tuyến phức tạp về an toàn giao thông (ATGT) để tập trung xử lý nghiêm vi phạm, ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của CBCS để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông

Chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới khi TP Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng; bổ sung các loại vũ khí quân dụng; cắt giảm các giấy tờ, thủ tục cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ... là một số điểm mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文