Phát huy truyền thống cách mạng, đưa Quảng Nam phát triển mạnh mẽ

09:50 27/07/2022

Quảng Nam là tỉnh có số lượng đối tượng chính sách đông (chiếm trên 23% dân số), do đó Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Sáng 27/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII; các Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Báo cáo với đoàn công tác, đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy và các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, nghiên cứu, học tập, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XXII của Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh.

Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành 14 Nghị quyết, 3 Kết luận chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời, đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp thành các chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện.

Về phát triển kinh tế - xã hội, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường nêu rõ: Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,04%; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt hơn 102.000 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 23.773 tỷ đồng, đạt 123% so với dự toán; trong đó, thu nội địa là 19.563 tỷ đồng, đạt 122% so với dự toán; thu xuất nhập khẩu là 4.124 tỷ đồng, đạt 123% so với dự toán; điều tiết về ngân sách Trung ương hơn 2.126 tỷ đồng.

Công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được quan tâm, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng chế độ, chính sách cho các đối tượng theo quy định; đời sống nhân dân tiếp tục được chăm lo, cải thiện. Đặc biệt, cuối năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thành công các hoạt động và lễ kỷ niệm 550 năm danh xưng Quảng Nam để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, trước sự bùng phát mạnh của dịch COVID-19 đợt thứ tư; song, cấp ủy, chính quyền và hệ thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã kiên cường vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, thực hiện tốt Chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và triển khai nhiệm vụ chính trị đạt nhiều kết quả tích cực...

Quảng Nam là tỉnh có số lượng đối tượng chính sách đông (chiếm trên 23% dân số); cả tỉnh có 65.477 liệt sĩ, 30.782 thương, bệnh binh và các đối tượng chính sách khác, có 15.332 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 430 Mẹ còn sống đã được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường trình bày báo cáo tại buổi làm việc.

Thời gian qua, cùng với nỗ lực phấn đấu, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Nam luôn xác định công tác thương binh, liệt sĩ, người có công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và đã chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công. Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngoài quà của Chủ tịch nước, tỉnh Quảng Nam đã dành hơn 71 tỷ đồng để trợ cấp, tặng quà cho các đối tượng chính sách và trên 2 tỷ đồng để thăm, tặng quà các đối tượng người có công trong các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách với số tiền trên 10 tỷ đồng.

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Quảng Nam báo cáo và đại diện các bộ, ban ngành Trung ương đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Quảng Nam là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có đông đối tượng chính sách, chiếm hơn 23% dân số. Vượt qua những khó khăn, thách thức, Quảng Nam đã tập trung chăm lo tốt cho các gia đình chính sách, người có công và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Qua nghe báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vui mừng nhận thấy Quảng Nam đã có sự phát triển vượt bậc và đạt được những kết quả tiến bộ, quan trọng, đáng ghi nhận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của tỉnh cũng đã thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, hạn chế như kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; hạ tầng chiến lược như Cảng hàng không quốc tế Chu Lai và Cảng biển Chu Lai chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để phát triển khu vực vùng Đông còn gặp nhiều vướng mắc; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; đời sống nhân dân các huyện miền núi còn khó khăn; thiên tai, biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả khu vực đồng bằng lẫn miền núi của tỉnh…

Cơ bản tán thành với phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu một số định hướng, đề nghị Quảng Nam cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII; các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương, của tỉnh, gần đây nhất là 4 Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 vừa được tổ chức quán triệt. Chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; làm tốt công tác tư tưởng, dân vận, kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỷ luật Đảng; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vững vàng về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy phục vụ nhân dân.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại; đồng thời bảo đảm gắn công tác quy hoạch với kết nối vùng. Phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh và đô thị sinh thái gắn với phát triển du lịch, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đại biểu tại buổi làm việc.

Trong phát triển kinh tế - xã hội cần bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, nhất là đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Tập trung phát triển dịch vụ - du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, phát triển du lịch theo hướng hiện đại gắn với bảo tồn, phát triển di tích, di sản, nhất là đối với các di sản văn hóa thế giới. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng các khu, cụm liên kết ngành tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Chú trọng và đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đầu tư phát triển vùng ven biển trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp an toàn để Quảng Nam phát huy tốt hơn nữa các thế mạnh từ biển gắn với củng quốc phòng, an ninh. Thúc đẩy liên kết vùng, nhất là với các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phát huy lợi thế (hạ tầng, kinh tế) giáp ranh với TP Đà Nẵng, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân, tạo sự bứt phá cho tỉnh thời gian tới; tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo môi trường thuận lợi để xúc tiến và thu hút đầu tư.

Về những kiến nghị của tỉnh Quảng Nam như công tác tuyển dụng cán bộ ở khu vực miền núi, chủ trương đầu tư QL14D từ đường Hồ Chí Minh lên Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến Làng Đại học Đà Nẵng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan chức năng của Quốc hội và các bộ, ban ngành Trung ương ghi nhận, nghiên cứu, phối hợp với tỉnh Quảng Nam đề xuất hướng giải quyết phù hợp với quy định hiện hành.

Ngọc Thi

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文