Phát triển nông nghiệp thịnh vượng, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

07:50 07/01/2023

Ngày 6/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 10 khóa VII đã diễn ra tại Hà Nội.

Chủ trì và phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết, Hội nghị này sẽ bàn và quyết định 6 nội dung quan trọng: Tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Triển khai công tác cán bộ: Bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ Hội; triển khai Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII; xem xét sửa đổi, bổ sung quy định của Hội về thẩm quyền thi hành kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Chấp hành cấp tỉnh, cấp huyện; Công tác thi đua khen thưởng năm 2022.

Báo cáo cho thấy, điểm nhấn của tổ chức Hội Nông dân trong năm 2022 là đã chủ trì phối hợp tổ chức thành công Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam; Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam tại tỉnh Sơn La; Lễ tôn vinh 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc; Hội thi Nhà Nông đua tài toàn quốc lần thứ V gắn với Ngày hội Tam nông… được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao; tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên, nông dân và toàn xã hội.

Mô hình trồng rau sạch thủy canh công nghệ cao ở Đà Lạt. Ảnh: CTV

Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân thế giới sau 10 năm là quan sát viên. Kết quả công tác Hội và phong trào nông dân đã trực tiếp góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và đất nước, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân.

Tuy nhiên, công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022 cũng gặp không ít khó khăn, tồn tại, hạn chế. Giá cả vật tư nông nghiệp, xăng dầu không ổn định, tăng cao, trong khi một số sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, thiếu đầu ra ổn định khiến nhiều nông dân chịu thua lỗ; công tác tuyên truyền của các cấp Hội có lúc, có nơi chưa thường xuyên, chưa chú trọng tới hiệu quả; việc nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, bức xúc, thiệt hại về sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân ở một số địa phương còn chậm, chưa kịp thời.

Đề ra mục tiêu trong năm 2023, Hội Nông dân Việt Nam phấn đấu sẽ thành lập mới được trên 400 hợp tác xã và trên 2.500 tổ hợp tác; tuyên truyền, vận động trên 5.000 cơ sở Hội xây dựng được ít nhất một mô hình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; trên 8.000.000 hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng và duy trì trên 5.000 mô hình tự quản về an ninh, trật tự; trên 9.500.000 hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế.

Các cấp Hội đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào nông dân trong điều kiện mới; đa dạng các mô hình tập hợp, thu hút nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi thông qua thành lập “Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú”, “Chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp”..., Hội tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; làm chuyển biến nhận thức, thay đổi tư duy kinh tế của hội viên nông dân, từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, liên kết, hợp tác; từ sản xuất truyền thống, kinh nghiệm sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; từ coi trọng năng suất, sản lượng sang chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm; sản xuất gắn với thị trường; tạo động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, không cam chịu đói nghèo, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng…

Triển khai Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đề nghị các cấp Hội cần quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả; thông qua các phong trào hành động cách mạng có những sản phẩm cụ thể để một lần nữa khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế. Trong đó, nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Ông Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh, đây là thời cơ, cơ hội thuận lợi để tổ chức Hội Nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam khẳng định mình; là động lực để giai cấp nông dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát triển nông nghiệp thịnh vượng, giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện, thực chất những kết quả đạt được trong công tác Hội và phong trào nông dân; phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; những khó khăn, bất cập trong tổ chức, triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022. Hội nghị thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023.

Đỗ Bình

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Hải An (TP Hải Phòng) cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Hoàng Thị Tha (SN 1958, trú phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng), để điều tra về hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文