Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vượt qua tư duy cục bộ, xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh

15:53 16/09/2022

Sáng 16/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với UBND TP Hà Nội về việc triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Hoàn thành chỉ tiêu 70% thủ tục hành chính đủ điều kiện tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia 

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, sau 9 tháng triển khai Đề án 06, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 06 TP đã ban hành trên 60 văn bản chỉ đạo, tổ chức họp định kỳ hàng tháng để đánh giá kiểm điểm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ; thường xuyên có các văn bản gửi các bộ, ngành kiến nghị các nội dung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Toàn TP có 5.859 BCĐ, tổ công tác thực hiện Đề án 06 gồm: 1 BCĐ 06 TP;  30 BCĐ 06 cấp huyện, 579 BCĐ 06 cấp xã và 5.247 tổ công tác 06 tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP. Các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của việc triển khai Đề án 06, tạo đồng thuận trong triển khai.

Tính đến nay, trên toàn TP đã tiếp nhận và giải quyết hơn 3,4 triệu hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử; đối với căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, thu nhận được hơn 6 triệu dữ liệu. Đã rà soát, làm sạch 3 cấp đối với gần 8 triệu thông tin công dân (đạt tỉ lệ 99,5%), thực hiện “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19 cho 700.000 trường hợp.

Hà Nội hiện đã có 4,4 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng CCCD để đi khám chữa bệnh; có 503 cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã áp dụng sử dụng CCCD tra cứu khám chữa bệnh; 56.710 lượt công dân sử dụng CCCD để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Hà Nội kiến nghị nhiều nội dung để tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06.

Hà Nội cũng đã cập nhật thông tin trợ cấp cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 472.096 trường hợp, trong đó, 440.885 trường hợp đã nhận tiền trợ cấp với tổng số tiền đã phát là 392 tỷ đồng.

"Xác định rõ vai trò, trách nhiệm khi được Chính phủ chọn làm điểm, làm mẫu trong thực hiện Đề án 06 trên cả nước, ngay khi triển khai, Hà Nội quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo và huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành, nhân dân trên địa bàn TP trong việc triển khai thực hiện", Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Ông Lê Hồng Sơn khẳng định, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06, Hà Nội cùng với sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời của Tổ công tác 06 Chính phủ, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc. Chính quyền các cấp đã nhận thức nghiêm túc, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để huy động sự vào cuộc, thực hiện của các cấp, ngành, tích cực thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 06 TP, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng tiến độ.

Ngoài 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, TP Hà Nội đang triển khai đảm bảo theo lộ trình đến hết tháng 11/2022, hoàn thành tái cấu trúc và tích hợp 928 dịch vụ công trực tuyến toàn bộ hoặc 1 phần lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Kế hoạch; đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 70% thủ tục hành chính đủ điều kiện tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trong năm 2022.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cũng nêu một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dịch vụ công như qua khảo sát, số lượng công dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đa số phát sinh tại các quận nội thành, các huyện ngoại thành số lượng này còn hạn chế.

Tâm lý của người dân đối với việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến còn e ngại và do thói quen của người dân muốn đến tận nơi, muốn được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp. Việc sử dụng các thiết bị thông minh hỗ trợ cho việc thực hiện đối với người cao tuổi còn nhiều hạn chế. Việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến chưa linh hoạt và đơn giản cũng như việc phát sinh thêm một số chi phí như phí dịch vụ bưu chính, thanh toán trực tuyến.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Cư trú; ban hành các văn bản, hướng dẫn; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành; việc triển khai các dịch vụ công thiết yếu; việc huy động nguồn lực về trang thiết bị, nhân lực để triển khai thực hiện Đề án 06…

Tháo gỡ khó khăn để người dân “giảm thời gian, chi phí, bớt đi lại” 

Phát biểu tại buổi làm việc, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh yêu cầu phải đẩy nhanh các bước thực hiện nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật về định danh điện tử, sổ hộ khẩu khi bắt đầu có hiệu lực.

“Các nhóm vấn đề vướng mắc liên quan đến Bộ Công an sẽ được giải đáp đầy đủ, hướng dẫn chi tiết”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cam kết và cho rằng “cần lựa chọn, đẩy nhanh triển khai trước hết những dịch vụ thiết yếu với người dân”; việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin phải được đặt lên cao độ, nghiêm ngặt nhất, không được chủ quan.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh lựa chọn, đẩy nhanh triển khai trước hết những dịch vụ thiết yếu với người dân.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ quản lý, điều hành của Nhà nước sẽ thay đổi toàn bộ quy trình, thủ tục và nhất là thói quen, tư duy người đứng đầu, “đòi hỏi phải gương mẫu từ trên xuống, từ trong ra”.

“Việc triển khai Đề án 06 phải rất thiết thực. Đây là hệ thống rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải rất quyết tâm, trước hết vượt qua tư duy cục bộ của các bộ, ngành, những vướng mắc về pháp luật, quán triệt nguyên tắc dùng chung cơ sở dữ liệu”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, được chọn làm điểm, làm mẫu trong thực hiện Đề án 06. TP cần hết sức nỗ lực, quyết tâm thực hiện từng bước chắc chắn. Từng sở, ngành phải “bước qua cục bộ”, phối hợp chặt chẽ với nhau, lập nhóm công tác liên ngành để xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại buổi làm việc. 

Lấy ví dụ về quy trình cấp định danh điện tử, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gợi mở một số cách làm mới để người dân không phải đến cơ quan Công an. Theo Phó Thủ tướng, Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, được chọn làm điểm, làm mẫu trong thực hiện Đề án 06. TP cần hết sức nỗ lực, quyết tâm thực hiện từng bước chắc chắn. Từng sở, ngành phải “bước qua cục bộ”, phối hợp chặt chẽ với nhau, lập nhóm công tác liên ngành để xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh.

Trên tinh thần đó, các bộ, ngành, phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội, nghiêm túc tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn để người dân “giảm thời gian, chi phí, bớt đi lại” khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công; đồng thời cán bộ, viên chức có thời gian, có điều kiện xuống với người dân nhiều hơn.

Phó Thủ tướng yêu cầu TP Hà Nội phải thực hiện toàn bộ việc chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội qua môi trường điện tử, trừ một số rất ít người phải chi trả trực tiếp.

NY

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文