Phối hợp tuyên truyền Luật Cảnh sát biển cho ngư dân không khai thác thuỷ sản bất hợp pháp

20:14 11/09/2022

Sau 2 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam về các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã mang lại nhiều kết quả cao.

Theo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thủy sản và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, sau khi quy chế phối hợp được ký, thường trực hai cơ quan đã tổ chức phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc, triển khai các nhiệm vụ thực hiện theo nội dung quy chế.

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đẩy mạnh tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu tranh phòng chống các hoạt động vi phạm pháp luật trên biển và khai thác hải sản bất hợp pháp. Đồng thời, tiếp tục chủ trì phối hợp xây dựng và triển khai chương trình “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân” tại các xã, huyện đảo xa đất liền của 12 tỉnh ven biển.

Tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam đến với ngư dân trên vùng biển Thuỷ Nguyên, Hải Phòng.

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tổng hợp 12 bản thông báo tháng tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài gửi cho Tổng cục Thủy sản và chính quyền địa phương để xử lý, có biện pháp tăng cường quản lý và tuyên truyền, giáo dục đối với các tàu cá vi phạm theo quy định.

Về phía Tổng cục Thủy sản, cơ quan này đã cung cấp 6 tài khoản giám sát hành trình tàu cá phục vụ công tác theo dõi, nắm tình hình tàu cá Việt Nam. Hàng ngày, hai bên trao đổi các bản tin cảnh báo về tàu cá có dấu hiệu vi phạm qua hòm thư điện tử.

Ông Lê Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, trong 2 năm, hai bên đã phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá trên biển bằng các hình thức như phát tờ rơi, sổ tay đi biển, sổ tay giới thiệu Hiệp định Hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc, những quy định của pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, các quy định tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam… nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sản.

Điển hình như Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 đã phối hợp với Chi cục Thủy sản các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nắm danh sách các tàu cá đã được lắp thiết bị giám sát hành trình, danh sách các tàu cá hoạt động vùng bờ, vùng lộng, vùng khơi. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin với Chi cục Thủy sản các tỉnh trên về các trường hợp tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình, cảnh báo tàu cá vượt ranh, thông tin về các tàu cá vi phạm để phối hợp quản lý, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Tổng cục Thủy sản đã tham dự các cuộc họp, đoàn công tác liên ngành với EC đi kiểm tra tại các địa phương để chỉ đạo, điều hành giải quyết các vấn đề liên quan đến tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; đặc biệt tham mưu các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt việc tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Theo 2 đơn vị, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu cho hai Bộ và Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định - IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu.

Hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh ven biển tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá trên các vùng biển về Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Thủy sản; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật của Việt Nam, quốc tế trong hoạt động khai thác hải sản. Cùng với đó là có nhiều biện pháp hướng dẫn ngư dân nhận biết ranh giới vùng biển Việt Nam với các nước, nhất là khu vực chưa phân định, chồng lấn, nhạy cảm, để ngư dân không xâm phạm.

Từ năm 2020 đến nay, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và lực lượng Kiểm ngư tuần tra khảo sát khu vực giáp ranh đường phân định thềm lục địa Việt Nam – Malaysia, Việt Nam – Thái Lan. Các đơn vị đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 304 tàu/435 đối tượng, với tổng số tiền trên 2,57 tỷ đồng về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuỷ sản.

T.H

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文