Quản lý khan hiếm nước - hướng tới nâng cao an ninh nguồn nước

08:04 04/11/2022

Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, ngày 3/11, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo "Quy hoạch lưu vực sông - Quản lý sự khan hiếm và tránh mất cân bằng tài nguyên nước".

Ông Ngô Mạnh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, Chính phủ Australia đã có nhiều hỗ trợ đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực được coi là thế mạnh của Australia.

Năm 2022, Cục Quản lý tài nguyên nước tập trung hoàn thành Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa: CTV.

Trong lĩnh vực tài nguyên nước, Australia là một quốc gia được coi là khan hiếm nước, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 420mm/năm. Tuy nhiên, Australia cũng là nước có chỉ số an ninh nguồn nước cao nhất thế giới. Chính vì vậy, những hợp tác liên quan tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý  khan hiếm nước, xây dựng khung an ninh nguồn nước hướng tới nâng cao an ninh nguồn nước cho Việt Nam là một trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa Việt Nam - Australia theo định hướng của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hội thảo là cơ hội tốt để hai bên chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến quản trị nước, điều hòa phân bổ nguồn nước, quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước cũng như thảo luận những định hướng tiếp theo giữa hai bên.

Tổng hợp các kiến thức về Quy hoạch lưu vực sông, nhất là xây dựng và thí điểm Khung thực hiện và đánh giá dòng chảy môi trường ở Việt Nam, ông Greg Holland, chuyên gia Công ty RMCG, Australia cho rằng, dòng chảy môi trường mô tả số lượng, thời gian và chất lượng của các dòng nước cần thiết để duy trì các hệ sinh thái nước ngọt và cửa sông cũng như sinh kế và phúc lợi của con người phụ thuộc vào các hệ sinh thái này.

Việt Nam đang xây dựng Khung đánh giá và thực hiện dòng chảy môi trường như: Xây dựng và thí điểm Khung phù hợp với Thông tư hiện hành về yêu cầu dòng chảy tối thiểu; khung nêu rõ các liên kết đến các quá trình Quy hoạch lưu vực sông; hỗ trợ kỹ thuật từ phía Australia….

Trong đó, Khung dự thảo dành cho Việt Nam liên kết với Quy hoạch lưu vực sông gồm: Chính sách Quy hoạch lưu vực sông cần phải phù hợp với quá trình Quy hoạch lưu vực. Quy hoạch lưu vực sông có thể đánh giá dòng chảy môi trường; sử dụng Quá trình lập Quy hoạch lưu vực sông để tham vấn và đánh giá sự cân bằng trước khi ra quyết định về giá trị dòng chảy môi trường; Quy hoạch lưu vực sông có thể được sử dụng để hợp thức hóa các biện pháp thực hiện đánh giá dòng chảy môi trường, cũng như trách nhiệm trong việc giám sát và tuân thủ.

Bàn về xây dựng khung phân bổ nước trong công trình thủy lợi, nghiên cứu điển hình đối với hệ thống thủy lợi Đu Đủ, Tân Thành - Bình Thuận, theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh - Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên tắc, công cụ tính toán phân bổ nước trong các hệ thống thủy lợi trong điều kiện hạn hán gồm: Xây dựng khung phân bổ nguồn nước trong công trình, phục vụ các công ty thủy nông; xác định được các nguyên tắc phân bổ dựa trên các quy định của Luật; xây dựng công cụ phần mềm tính toán: nền tảng excel thuận tiện cho việc sử dụng; điều kiện áp dụng nhân rộng và lộ trình triển khai: các hệ thống thủy lợi tưới bằng các hồ chứa.

Trong đó, điều kiện để áp dụng, nhân rộng khung phân bổ nước trong công trình thủy lợi phải là các công trình có dung tích có thể điều tiết được. Đồng thời, có nhiều hơn 1 đối tượng sử dụng nước từ công trình, hệ thống; đã từng xảy ra hoặc có nguy cơ cao về hạn hán thiếu nước; có hệ thống giám sát về nguồn nước, sử dụng nước, có thông tin dữ liệu cơ bản đủ dài để phục vụ tính toán (10 năm trở lên); có các hệ thống vận hành điều tiết cấp nước có thể điều khiển.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh kiến nghị đẩy nhanh các đề án giám sát nguồn nước; làm rõ quy trình thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác sử dụng nước; triển khai áp dụng việc lập kế hoạch phân bổ nước trong công trình thủy lợi phục vụ quản lý hạn hán thiếu nước. Tại hội thảo, các chuyên gia, đại biểu thảo thuận một số vấn đề như: Phương pháp tiếp cận về chia sẻ tài nguyên nước của Australia trong thời kỳ khan hiếm nguồn nước có thể được áp dụng để thiết lập các quy tắc lưu vực sông ở Việt Nam; xây dựng các phương án thí điểm trong phân bổ tài nguyên nước, quyền lợi đối với tài nguyên nước, trữ lượng tiêu thụ tài nguyên của các lưu vực sông ở Việt Nam.

Diệu Thúy

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文