Quy hoạch TP Hồ Chí Minh khâu đột phá cần có trọng tâm, trọng điểm

16:46 28/02/2024

Ngày 28/2, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo tham vấn xin ý kiến đối với Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng KH&ĐT, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. Cùng dự có đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện một số trường đại học, viện nghiên cứu… 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, cửa ngõ kết nối vùng; là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, là đầu tàu, động lực có sức lan tỏa lớn của vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đây cũng là thành phố có đóng góp gần 20% GDP cả nước và 25% tổng thu ngân sách.

Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 cần xác định khâu đột phá, đưa thành phố phát triển.

Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương và các đột phá sáng tạo chưa được khai thác hiệu quả, tăng trưởng kinh tế chưa tương ứng tiềm năng lợi thế, kỳ vọng, vai trò đầu tàu, dẫn dắt đang có xu hướng suy giảm. Mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động đóng góp vào tăng trưởng thấp hơn trung bình cả nước; tỷ trong công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần; cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp còn lạc hậu, dựa nhiều vào thâm hụt lao động.

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi  bày tỏ mong muốn nhận được sự tham vấn, góp ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học để làm sao bản quy hoạch có thể nhận diện hết các điểm nghẽn, khai mở hết các tiềm năng, tạo không gian và động lực mới cho sự phát triển của TP.

Về mục tiêu tổng quát, TP Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030 đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP. Tầm nhìn đến năm 2050, TP Hồ Chí Minh là thành phố toàn cầu bền vững, kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, đáng sống, hạt nhân của vùng TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước.

Dự thảo Quy hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách, điều kiện thuận lợi để tạo ra bước chuyển có tính đột phá trong việc thực hiện quy hoạch; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; đẩy mạnh áp dụng các mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo: Kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn… và một số lĩnh vực kinh tế đặc thù: Kinh tế đô thị, kinh tế biển...; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; thích nghi với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại bằng nhiều nguồn lực; phát triển mạnh mẽ văn hóa-xã hội, giáo dục và đạo tạo, chăm sóc sức khỏe, xây dựng con người của TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình; bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hòa nhập quốc tế; cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả quản trị đô thị.

Cùng với đó là 5 khâu đột phá trong: Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả quản trị đô thị; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và liên kết vùng; huy động các nguồn lực phát triển các ngành kinh tế và các lĩnh vực xã hội quan trọng; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ doanh nghiệp chiến lược; đột phá trong việc triển khai thực hiện một số siêu dự án có tầm chiến lược.

Để đảm bảo quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu tham dự sự kiện đã tập trung cho ý kiến về việc xác định các vấn đề trọng tâm, các khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch, các vấn đề trọng tâm cần giải quyết đã xác định hợp lý. Bên cạnh đó, xác định lại quan điểm mục tiêu, tầm nhìn trong thời kỳ quy hoạch, cùng với đó, xác định các ngành kinh tế ưu tiên, giải pháp thực hiện các vấn đề về định hướng phát triển các ngành kinh tế biển, công nghiệp cao, kinh tế xanh, công nghiệp bán dẫn, kinh tế tuần hoàn…

Trân Trân

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Ngày 27/11, Công an TP Hà Nội cho biết, một người đàn ông ở tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bị mất hơn 200 triệu đồng khi cài đặt phần mềm “giả mạo” để đóng thuế điện tử. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文