Ra quân đấu tranh thì số xử lý tăng nhưng tội phạm nói chung giảm đi

10:27 10/08/2022

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sáng 10/8, khi giải đáp câu hỏi của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc, tại sao mỗi lần ra quân đấu tranh phòng, chống tội phạm thì tội phạm lại tăng lên.

Trả lời câu hỏi chất vấn của ĐBQH Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) về tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên internet, mạng xã hội gia tăng, gây rối loạn thông tin, hoang mang dư luận, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an đã chủ động rà soát, đánh giá xác định các đối tượng trọng điểm để đôn đốc, hướng dẫn, điều phối tổ chức truy tìm, đấu tranh, xử lý, xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng xã hội, hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn của ĐBQH.

Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ các giải pháp đấu tranh, hoàn thiện hành lang pháp lý. Đồng thời phối hợp các ngành: Tuyên giáo, Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo 35 các cấp về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tiến hành "phủ xanh" thông tin, định hướng cho nhân dân.

Giải đáp câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) về bảo vệ thông tin cá nhân, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, đây là việc hết sức quan trọng, trong khi ngày nay môi trường mạng đã đi vào các mặt của đời sống xã hội, lộ lọt thông tin cá nhân rất nhiều. Môi trường mạng cũng là vấn đề rất mới, chúng ta chưa đủ hành lang pháp lý.

Theo Bộ trưởng, các cơ quan, tổ chức nhà nước khi thực hiện quản trị bằng cách thức mới, sử dụng công nghệ vào thì có tích lũy, tổng hợp dữ liệu thông tin. Do đó cần phải bảo đảm an ninh, an toàn, nếu không thì đây sẽ là mục tiêu cho các cơ quan tình báo, các thế lực thù địch lợi dụng đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân.

ĐBQH Nguyễn Hải Dũng đặt câu hỏi tại điểm cầu Nam Định.

ĐBQH Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) băn khoăn, tại sao cứ ra quân phòng, chống tội phạm thì tội phạm tăng lên? "Điều đó là đúng thôi, vì tội phạm luôn luôn ẩn" - Bộ trưởng Tô Lâm lý giải.

Theo Bộ trưởng, Bộ Công an đã thực hiện các biện pháp kéo giảm tội phạm, dù Quốc hội chưa giao chỉ tiêu này nhưng Bộ Công an tự đặt ra và đã làm mấy năm nay.

"Mục tiêu đề ra là trung bình mỗi năm giảm 5% tội phạm, nhưng thực chất những năm vừa qua luôn giảm gần 10%. Đây là tín hiệu rất mừng" - Bộ trưởng thông tin.

Cũng theo Bộ trưởng, ra quân tấn công trấn áp tội phạm, vạch trần tội phạm sẽ phải xử lý nhiều tội phạm, bắt giữ nhiều đối tượng, xử lý nhiều vụ án hơn thì con số tội phạm tăng lên. Nhưng trong phạm vi quốc gia hiện nay, nhiều huyện cả ngày không có vụ phạm tội nào, tiến tới xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn. Ra quân thì có thể số xử lý tăng lên nhưng số tội phạm nói chung giảm đi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn.

Đối với ý kiến của ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) về nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin mạng, Bộ trưởng Tô Lâm đánh giá, nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin ở Việt Nam vẫn ở mức rất cao. Đặc biệt là tại một số cơ quan Trung ương, cơ quan đầu mối về chính sách, những tập đoàn tài chính kinh tế lớn, thì các nhóm "tin tặc" thường xuyên sử dụng các dòng mã độc, nguy hiểm để tấn công, xâm nhập, chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước. Hoạt động trao đổi, mua bán trái phép những thông tin, dữ liệu cá nhân trên cũng diễn ra một cách công khai. Trên một số diễn đàn, các đối tượng thường xuyên trao đổi, chia sẻ về phương thức tấn công, những công cụ tấn công để đánh cắp thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do an ninh mạng là một thách thức mang tính toàn cầu; ngay cả những nước tiên tiến cũng phải đối mặt với tình trạng này. Công tác đảm bảo an ninh hệ thống mạng tại một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm triển khai đúng mức. Việc đầu tư cho hạng mục này cũng hết sức hạn chế, ý thức bảo đảm an ninh mạng của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể chưa cao. Thực tế có một số cơ quan không quan tâm đến vấn đề an ninh mạng. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực liên quan đến an ninh mạng chưa hoàn thiện...

Bộ trưởng Tô Lâm giải đáp nhiều câu hỏi liên quan vấn đề ANTT.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng khẳng định, Bộ Công an sẽ khẩn trương tham mưu hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến bảo đảm an ninh mạng. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương khắc phục những sơ hở, thiếu sót, những cái lỗ hổng bảo mật, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định để bảo đảm an ninh mạng. Đồng thời củng cố lực lượng chuyên trách, thường trực giám sát đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chủ động phát hiện, ngăn chặn các sự cố, nguy cơ gây mất an ninh, an toàn và tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đến an ninh mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Trả lời thắc mắc của ĐBQH Trương Văn Sáu (Đồng Tháp) về nhận định cả nước không còn những tụ điểm phức tạp về ma túy, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, hầu hết các tụ điểm "nóng" về ma tuý đã được xử lý, hiện không còn tụ điểm phức tạp mà tản mát vào các nhà hàng, quán karaoke, trung tâm, điểm vui chơi...

Hiện, Bộ đang tập trung giải quyết một số tụ điểm có dấu hiệu liên quan đến hoạt động tụ tập của người nước ngoài, các tụ điểm liên quan đến sử dụng "bóng cười". Bộ trưởng cũng cho biết, hiện Bộ Công an đang nghiên cứu các giải pháp để phấn đấu từng thôn, xóm, bản, làng không có ma túy, trên tinh thần thực hiện Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua năm 2021.

Quỳnh Vinh

Nhân dịp tháp tùng chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cộng hòa Pháp từ ngày 4-8/10 và trước đó là tới Cộng hòa Ireland từ ngày 1-3/10, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã có cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ nước sở tại.

Từ ngày 1-5/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước và xây dựng pháp luật về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

Trong thông điệp đánh dấu một năm kể từ khi xung đột giữa Israel và phong trào Hamas nổ ra tại Dải Gaza, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm giải pháp lâu dài để chấm dứt đau khổ đang nhấn chìm Trung Đông.

“Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp cho thấy sự gắn bó sâu sắc của Việt Nam với cộng đồng Pháp ngữ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ song phương với Pháp", Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Để hiểu rõ hơn về những nội dung cơ bản và những điểm mới mà dự thảo luật đề cập nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC và CNCH hiện nay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Hoàng Ngọc Huynh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an.

Tại các địa phương trong cả nước không tồn tại các cơ sở băm gỗ dăm trái phép thì ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, các cơ sở băm gỗ dăm trái phép mọc lên như nấm sau mưa, trong đó Nghệ An chiếm số lượng lớn nhất và “công khai” nhất. Ai đã đứng sau “chống lưng” cho các cơ sở này hay chính quyền và các cơ quan chức năng bất lực?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文