Sáu kinh nghiệm lớn sau 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ

14:52 21/12/2023

Báo cáo tại Hội nghị đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã nêu bật kết quả cũng như phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 của Đề án 06, đặc biệt nhấn mạnh tới 6 kinh nghiệm nhằm triển khai hiệu quả đề án.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, trong 2 năm 2022 và 2023, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án 06 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ Công tác triển khai Đề án 06, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả. Tổ Công tác triển khai Đề án của Chính phủ phát huy vai trò thường trực, trực tiếp làm việc với từng bộ, ngành, địa phương, thành viên tổ công tác, tổng công ty, tập đoàn… để bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các vấn đề: pháp lý, hạ tầng công nghệ, dữ liệu, an ninh an toàn, bảo mật, kinh phí triển khai; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ để đôn đốc, chỉ đạo thực hiện đề án. Để phục vụ xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, Bộ Công an đã tổ chức 4 hội thảo chuyên đề; hoàn thiện đề án và tham mưu Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia…

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc báo cáo đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06.

Các bộ, ngành, UBND địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã tích cực chỉ đạo triển khai các nội dung đề án theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Tổ công tác. Trong đó, 100% địa phương đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023; 55/63 địa phương đã tham mưu với tỉnh ủy/thành ủy ban hành Chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án 06, nhiều địa phương có các cách làm hay, sáng tạo như Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Trà Vinh, Nghệ An, Cà Mau…  

Với 13 nhiệm vụ chung, 89 nhiệm vụ cụ thể của Đề án 06, đến nay, đã hoàn thành 67 nhiệm vụ, đang triển khai 13 nhiệm vụ, thực hiện thường xuyên 12 nhiệm vụ. Với 413 nhiệm vụ tại 6 Chỉ thị; 4 Công điện và 21 Nghị quyết, đã hoàn thành 198 nhiệm vụ, thực hiện thường xuyên 78 nhiệm vụ, đang triển khai 113 nhiệm vụ. Nhìn chung, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, được thể hiện trên 3 khía cạnh: xây dựng nền hành chính văn minh; phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần phòng, chống tội phạm. Người dân, doanh nghiệp và Chính phủ đã được hưởng những tiện ích cụ thể, rõ nét.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp (có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào), người dân hạn chế đi lại, không tiếp xúc, không giấy tờ, không dùng tiền mặt, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”, tiết kiệm chi phí rất lớn. Thống kê, trung bình hàng năm tiết kiệm cho Nhà nước 2.505 tỷ đồng, điển hình có thể kể tới như 2 dịch vụ công liên thông “đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí”; thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội); đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng; cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, đăng ký xe; xuất nhập cảnh…

Các giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử để phát triển kinh tế, xã hội được thúc đẩy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo ra giá trị cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Từ dữ liệu dân cư, CCCD và định danh điện tử đã đẩy mạnh ứng dụng trên các lĩnh vực mang lại giá trị thiết thực, điển hình như sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, khởi tạo từ máy tính tiền giúp Chính phủ truy thu được 1900 tỷ đồng tiền thuế.

Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch thông tin tín dụng, xác thực thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng; xác thực, làm sạch, đảm bảo chính xác đối tượng được hưởng an sinh xã hội để thực hiện chi trả với 674,3 tỷ đồng dưới hình thức không dùng tiền mặt; ứng dụng tài khoản VNeID mức độ 2 với hành khách đi tàu bay (chuyến bay nội địa); xác thực sinh trắc học trên thẻ CCCD tại các cơ sở khám chữa bệnh, giảm quy trình 4 bước xuống còn 2 bước, thời gian trung bình xác thực là 6-13 giây, giúp người dân tiết kiệm thời gian làm thủ tục…

Cùng với việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên các lĩnh vực bảo hiểm, y tế, giáo dục, đến nay, Bộ Công an đã cấp trên 70 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân (vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 05 trước 10 ngày), hoàn thành cấp CCCD cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc, duy trì dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 15 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp Nhà nước (EVN), 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tiếp nhận hơn 1,3 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực. Đồng thời, góp phần phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, điển hình như: xác thực thông tin tín dụng khách hàng vay, đảm bảo chính xác danh tính, phòng ngừa tội phạm lừa đảo, hạn chế rủi ro; phục vụ cho vay tín chấp đối với công dân yếu thế, phòng ngừa tội phạm “tín dụng đen”; xác thực thông tin thuê bao di động, từng bước loại bỏ tình trạng “sim rác” hoạt động lừa đảo, vu khống, đe dọa; xác thực CCCD gắn chip, đối chiếu khuôn mặt, giải quyết tình trạng thi hộ, tráo người trong thi cử…Bộ Công an đã hoàn thành, vượt chỉ tiêu triển khai 10 tiện ích trên VNeID theo chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời đang tập trung triển khai các tiện ích khác.

Nêu rõ những nhiệm vụ cụ thể chưa hoàn thành cũng như nguyên nhân, tồn tại, hạn chế và nguy cơ, để triển khai hiệu quả Đề án 06 trong thời gian tới, theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, có 6 bài học kinh nghiệm qua 2 năm triển khai Đề án 06.

Cụ thể, dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và có sự kết nối, chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí. Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được xác định là “trái tim”, “chìa khóa”, là hạt nhân dẫn dắt chuyển đổi số trong tổng thể kết cấu hạ tầng; hạ tầng công nghệ phải được xác định là yếu tố then chốt để thực hiện thành công Đề án 06, góp phần chuyển đổi số.

Các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, liên tục quan điểm chỉ đạo của Đề án 06 mà Chính phủ đã đề ra, đó là lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm của chuyển đổi số; phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

“Bộ, ngành, địa phương nào đã quan tâm, ban hành các chính sách để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia, như: miễn giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đồng thời, tạo “công cụ, phương tiện” làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng cho xã hội về lợi ích của Đề án 06 thì ở bộ, ngành, địa phương đó, người dân, doanh nghiệp thấy được những lợi ích để hưởng ứng, tham gia”- Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đánh giá.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Để thực hiện thành công Đề án 06 nói riêng và phục vụ chuyển đổi số nói chung, theo Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực từ Trung ương đến cơ sở đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện Đề án 06 và chuyển đổi số, trong đó phải rà soát, xác định cụ thể nguồn nhân lực công nghệ cần đào tạo nghiệp vụ, nguồn nhân lực về nghiệp vụ cần đào tạo công nghệ, nhằm mục tiêu tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số. Nghiên cứu, áp dụng các mô hình đào tạo trực tuyến (như MOOC) để giảm các chi phí truyền thống.

Việc đeo bám, thực hiện nghiêm túc hệ thống các giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được quy định rõ trong Đề án 06 và quy định cụ thể tại các nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng để đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra, trong đó có mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số đóng góp 20% GDP. Thực tế cho thấy, các bộ, ngành, địa phương nào quan tâm, tổ chức triển khai hiệu quả, quyết liệt các giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh và xác thực điện tử, thì nơi đó, các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được thúc đẩy, đạt kết quả tốt.

Đánh giá về vấn đề điều tiết, phân bổ nguồn kinh phí để triển khai các dự án công nghệ thông tin là đặc biệt quan trọng, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc kiến nghị, hàng năm, các bộ, ngành, địa phương phải lập dự toán, bố trí, điều tiết và thực hiện phân bổ nguồn lực kịp thời, phục vụ triển khai các giải pháp của Đề án 06 nói riêng và chuyển đổi số nói chung. Dự toán phải được tính đúng, tính đủ, đúng quy định, định mức và đơn giá của Nhà nước, phù hợp với thị trường, gắn với công tác thẩm tra, thẩm định các nhiệm vụ, chương trình, dự án công nghệ thông tin và chuyển đổi số, trong đó xác định rõ giải pháp kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với quy mô, tính chất, bảo đảm sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn là các sản phẩm, dịch vụ tốt ở thời điểm lựa chọn.

Yếu tố mang tính quyết định thành công của Đề án là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thực tế cho thấy, ở bộ, ngành, địa phương nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện Đề án 06 thì ở nơi đó, người dân, doanh nghiệp tích cực, hưởng ứng tham gia, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh quốc gia được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Khẳng định thực hiện Đề án 06 trong năm 2024 là then chốt, cốt lõi, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số để đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ lựa chọn chủ đề năm 2024 là năm “hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, số hóa tạo lập dữ liệu, đẩy mạnh ứng dụng những tiện ích đã đạt được của Đề án 06 phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu về Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong năm 2025”; đồng thời nêu rõ 78 nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2024, gồm 19 nhiệm vụ chung, 59 nhiệm vụ cụ thể...

Qua 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 nỗ lực hoàn thiện thể chế, tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến với 25/25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân theo Đề án số 06 và 13/28 dịch vụ công theo Quyết định số 422 của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng Bộ Công an đã mở rộng cung cấp 224/224 dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 6,8 triệu tài khoản đăng ký, hơn 119 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, hơn 29 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng, hơn 20,3 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 7.113 tỷ đồng.

Đã kết nối, tích hợp với 150 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị; công khai hơn 6,3 nghìn thủ tục hành chính, trong đó đã tích hợp, cung cấp 4.591 dịch vụ công trực tuyến; có hơn 11,2 triệu tài khoản (tăng hơn 2,73 lần so với thời điểm trước khi Đề án 06 ban hành); hơn 269,1 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (tăng hơn 1,7 lần so với thời điểm trước khi Đề án 06 ban hành); hơn 35,4 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; hơn 21,2 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 9.513 tỷ đồng (tăng hơn 2,58 lần so với thời điểm trước khi Đề án 06 ban hành).

Hoàng Phong

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文