Sửa nghị định để gỡ vướng triển khai tự chủ với đơn vị sự nghiệp công lập

07:03 14/11/2022

Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2021 có 10% đơn vị tự chủ tài chính, tuy nhiên, đến cuối năm 2021, mới có 6,6% số đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên - chưa đạt mục tiêu. Nhiều vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ được ghi nhận, trong đó, không ít đơn vị xin dừng tự chủ toàn diện sau nhiều năm thí điểm.

Ông Nguyễn Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay, tính đến cuối năm 2021, số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập trong các bộ, ngành, địa phương là 48.055 đơn vị; giảm 7.306 đơn vị, tương ứng giảm 13,2% so với năm 2015. Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương giảm 8,5%; thuộc địa phương giảm 13,3%.

Sửa nghị định để gỡ vướng triển khai tự chủ với đơn vị sự nghiệp công lập -0
Nhiều bệnh viện xin dừng tự chủ toàn phần vì khó khăn.

Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập (biên chế viên chức) năm 2021 là gần 1,8 triệu người, giảm hơn 236 nghìn người, tương ứng giảm 11,67% so với năm 2015, vượt mục tiêu giảm 10% theo Nghị quyết số 19-NQ/TW. Trong đó, biên chế viên chức tại các bộ, ngành, trung ương năm 2021 giảm 25,19% và các địa phương giảm 10,51% so với năm 2015.

Về thực hiện tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, trong tổng số 48.055 đơn vị sự nghiệp công lập, có 3.135 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên. Trong đó, 287 đơn vị bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, chiếm tỷ lệ 0,6% và 2.848 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, chiếm tỷ lệ 5,97%.

Như vậy, số đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên tương ứng tỷ lệ 6,6% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương, chưa đạt mục tiêu đề ra là đến năm 2021 có 10% đơn vị tự chủ tài chính. Cùng với đó, có 8.922 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, chiếm tỷ lệ 18,7% nhưng mức độ tự bảo đảm một phần còn thấp. Còn lại số đơn vị do ngân sách nhà nước vẫn phải bảo đảm chi thường xuyên là 35.687, chiếm tỷ lệ 74,7%.

Được biết, ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. So với các nghị định trước đây, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã có những thay đổi căn bản, trao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời, khuyến khích đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thực hiện cổ phần hoá. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP tách rõ nguồn thu hoạt động sự nghiệp công, đặc biệt, đối với hai lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các dịch vụ công là y tế và giáo dục.

Tuy nhiên, thực tế triển khai Nghị định đã phát sinh một số vướng mắc. Những vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn và thảo luận.

Theo phản ánh, do nguồn thu khó khăn, việc liên doanh, liên kết cũng gặp khó khăn nên hàng loạt bệnh viện lớn, đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức từng xin dừng thực hiện tự chủ toàn phần, thay vào đó là tự chủ một phần, tức là tự chủ chi thường xuyên, còn chi đầu tư như mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở mới... vẫn được ngân sách nhà nước đảm bảo.

Đặc biệt, năm 2020-2021, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

“Việc đánh giá tình hình thực hiện phương án tự chủ của giai đoạn trước nhằm đề xuất phương án tự chủ cho giai đoạn tới không đảm bảo tính đầy đủ, khách quan, từ đó, ảnh hưởng đến việc xác định mức độ tự chủ của các đơn vị trong thời kỳ ổn định tiếp theo. Vì vậy, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về các khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập được tiếp tục thực hiện phương án tự chủ đã được duyệt đến hết năm 2022. Đồng thời, nghiên cứu, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP để phù hợp với thực tiễn”, ông Giang thông tin.

Hà An

Lịch sử không xoay vòng để những người di cư tìm lại câu hỏi nên đi hay ở của bối cảnh quá khứ. Điều quan trọng và mang tính thời sự hiện nay là làm thế nào để việc hòa hợp dân tộc được thực hiện thiết thực, người Việt dù ở bất cứ đâu trên thế giới, bất cứ thành phần, địa vị nào cũng đều hướng về Tổ quốc, đoàn kết vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho đầu tư xây dựng các dự án đường sắt là rất cần thiết và cấp bách để tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Trong những năm qua, lực lượng Công an xã đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, từ một lực lượng bán chuyên trách trở thành trụ cột vững chắc trong hệ thống bảo đảm ANTT tại cơ sở. Với quyết tâm chính quy hóa lực lượng, Công an xã ngày nay không chỉ đảm nhận các nhiệm vụ hành chính mà còn trực tiếp đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng phức tạp, từ tội phạm hình sự, tội phạm công nghệ cao, an ninh tại các khu công nghiệp, đến phòng, chống buôn lậu tại biên giới.

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hòa bình luôn là khát vọng thiêng liêng và bất tận. Đó không chỉ là trạng thái không có chiến tranh, mà còn là điều kiện tiên quyết để mọi dân tộc phát triển bền vững, để con người có thể sống, học tập, lao động và yêu thương...

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm nay (7/5), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ; độ ẩm tương đối, thấp nhất phổ biến 50-55%.

Từ ngày 1/3, Thượng uý Nguyễn Như Hải, bác sĩ của Bệnh xá Công an tỉnh Phú Thọ được điều động về Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh Phú Thọ. Trước đó, công việc của anh là chăm sóc các bệnh nhân là cán bộ Công an; hiện được giao những “bệnh nhân” đặc biệt là những người nghiện. Từ sự bỡ ngỡ ban đầu, anh đã nhanh chóng thích nghi với công việc.

Chiều 6/5, để phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ Công an tổ chức buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong lực lượng CAND. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy Ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội cùng Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì buổi làm việc.

Ngày 6/5, Tổ địa bàn Ba Đình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết vừa điều tra, làm rõ và đã bắt khẩn cấp Nguyễn Việt Duy (SN 1990), trú tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1996), trú tại huyện Kinh Môn, Hải Dương là hai đối tượng gây ra vụ cướp 16 cây vàng của chủ một nhà nghỉ ở phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn (Hà Nội).

Trả lời tại Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, liên quan các vụ sữa giả, thuốc giả và trách nhiệm của ngành y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tình trạng sản phẩm sữa giả, thuốc giả và quảng cáo sai sự thật thực phẩm chức năng là rất nghiêm trọng, đặc biệt khi các sản phẩm bị làm giả liên quan trực tiếp đến trẻ nhỏ, người bệnh - những đối tượng cần dinh dưỡng đặc biệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.