Tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí

09:32 29/06/2024

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)  gồm 11 chương, 141 điều, (tăng 1 chương và 5 điều so với dự thảo luật do Chính phủ trình; tăng 2 chương và 16 điều so với luật hiện hành) cùng 9 nhóm điểm mới. 

Sáng 29/6, với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,42%) Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

9 nhóm điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 11 chương, 141 điều, (tăng 1 chương và 5 điều so với dự thảo luật do Chính phủ trình; tăng 2 chương và 16 điều so với luật hiện hành) cùng 9 nhóm điểm mới gồm:  Quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi; thể hiện liên kết tầng trong hệ thống bảo hiểm xã hội bằng việc quy định chế độ trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trong thời gian hưởng trợ cấp này, được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước đóng; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội như giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản; dành riêng 1 chương để quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng; quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”; quy định cụ thể hơn về đầu tư và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, việc duyệt, thẩm định, phê chuẩn quyết toán chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội; đơn giản hóa thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và về đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội; bổ sung quy định về hợp tác quốc tế và quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

Giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần (điểm đ khoản 1 Điều 70 và điểm đ khoản 1 Điều 102), Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cho biết, tại phiên thảo luận ở hội trường, có 18 đại biểu lựa chọn phương án 1, 7 đại biểu lựa chọn phương án 2, 5 đại biểu đề xuất phương án khác; một số ý kiến khác cho rằng cần quy định để vừa bảo đảm quyền của người lao động nhưng lại không khuyến khích họ hưởng bảo hiểm xã hội một lần để họ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội khi về già.

Ngày 18/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về nội dung này. Kết quả cho thấy, có 355/487 đại biểu cho ý kiến. Trong đó, có 310/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỉ lệ 87,32% số đại biểu cho ý kiến) lựa chọn Phương án 1; có 38/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỉ lệ 10,70% số đại biểu cho ý kiến) lựa chọn Phương án 2; có 7/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỉ lệ 1,97% đại biểu cho ý kiến) không lựa chọn 1 trong 2 phương án mà đề xuất phương án khác.

Lãnh đạo Quốc hội bấm nút thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Căn cứ kết quả xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo Phương án 1 là phương án được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn và đây cũng là phương án Chính phủ ưu tiên lựa chọn khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, phương án được đa số đại biểu lựa chọn cũng là phương án có nhiều ưu điểm hơn, bảo đảm tính kế thừa quy định hiện hành, không làm ảnh hưởng nhiều đến gần 18 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội nên sẽ hạn chế gây xáo trộn trong xã hội.

Phương án này thể chế hóa đúng tinh thần của Nghị quyết số 28 “giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí”  và hạn chế được tình trạng một người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua.

Quy định như dự thảo cũng hướng tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về bảo hiểm xã hội và góp phần thích ứng với tốc độ già hóa dân số rất nhanh hiện nay ở nước ta.

Về lâu dài, người tham gia mới sẽ chỉ còn hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong một số trường hợp đặc biệt nên sẽ góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội từ chính quá trình tích lũy khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách Nhà nước sau này ưu tiên cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách, chế độ mang tính chất bảo trợ xã hội. Tuy có quy định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không mong muốn người lao động yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để bảo đảm an sinh xã hội lâu dài.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức lưu ý Chính phủ trong thời gian tới cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài để hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội gặp khó khăn trước mắt trong cuộc sống như có chính sách tín dụng phù hợp; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm (Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động,...) để duy trì ổn định việc làm, thu nhập, tư vấn, kết nối, hướng nghiệp, đào tạo, chuyển nghề để người lao động có việc làm bền vững;

Đẩy mạnh các giải pháp về truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hàng tháng và những bất lợi khi lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội của cơ quan quản lý Nhà nước, của tổ chức thực hiện chính sách…

Phương Thuỷ

N. bị các đối tượng “bán đi bán lại” nhiều lần và lần cuối cùng N. bị những đối tượng này đem bán sang Campuchia với giá 1.300 USD. Tuy nhiên, trên đường đưa N. sang Campuchia, Bộ đội Biên phòng phối hợp với Công an huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã phát hiện giải cứu đồng thời triệt phá nhóm mua bán người. 

Ngày 3/7, Công an TP Thanh Hoá xác nhận, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Khương Anh Du (SN 1990), trú tại phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa và 5 đối tượng liên quan để điều tra, làm rõ hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, nhãn hiệu Blend No 555.

Cao Văn Nam (SN 1975, ngụ tỉnh Trà Vinh) là chủ quán tạp hóa đã thỏa thuận cá cược ăn thua bằng tiền với nhiều người xem bóng đá ngay tại nhà thì bị cơ quan Công an kiểm tra, bắt quả tang.

Trong mùa thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và lớp 10 công lập của Hà Nội với sự cạnh tranh gay gắt, có một lớp học thật đặc biệt: Có tới 4 học sinh đỗ thủ khoa vào 5 hệ chuyên (trong đó, 1 học sinh đỗ thủ khoa “kép”). Lớp học này còn có 42/43 bạn đã đỗ chuyên, trong đó hầu hết học sinh của lớp đều đỗ từ 2 đến 5 trường chuyên. Đó là lớp 9A, Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam.

Ngày 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030. Đáng chú ý, Hà Nội đặt mục tiêu 100% nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải mở lối thoát nạn thứ 2.

Ngọn lửa bùng lên dữ dội tại tầng 1 của ngôi nhà trên phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lúc rạng sáng khiến nhiều người bị mắc kẹt. Lực lượng PCCC nhanh chóng có mặt cứu người ra ngoài an toàn và dập tắt đám cháy.

Với 6/3 phiếu, trong đó có 6 phiếu của các thẩm phán theo quan điểm bảo thủ, Tòa án Tối cao ngày 1/7 (giờ địa phương) đã ra phán quyết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có quyền miễn trừ đối với một số hành vi bị cáo buộc với tư cách là tổng thống trong vụ can thiệp bầu cử liên bang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文