Tạo lập mặt bằng mới cho người bị thu hồi đất là nhà xưởng sản xuất kinh doanh

13:57 15/01/2024

Thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 15/1, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, quy định tại Khoản 4, Điều 91 đã thể hiện rất rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với người có đất bị thu hồi. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản để tạo điều kiện cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.

Tuy nhiên, theo ông, phương án hỗ trợ tạo việc làm tốt nhất, bền vững nhất không phải là đưa tiền cho người dân mà phải tạo sinh kế. Do vậy, ông đề nghị, nếu thu hồi đất đang là nhà xưởng sản xuất kinh doanh thì trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư phải bố trí quỹ đất phù hợp để tạo lập mặt bằng mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu thu hồi đất nông nghiệp mà người dân không có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp làm trong khu công nghiệp thì phải dành quỹ đất dịch vụ để tạo việc làm cho người nông dân.

Như vậy, trong quy định về thu hồi đất phải có quy định thu hồi đất để tạo việc làm, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, ông đề nghị bổ sung vào Khoản 21 điều 79 thêm một nội dung là thu hồi đất tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho người có đất bị thu hồi.

ĐBQH Hoàng Văn Cường.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho rằng, theo Hiến pháp 2013, để thu hồi đất thì các dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đáp ứng các điều kiện: Phải là trường hợp thật cần thiết, phải do luật định và phải vì lợi ích quốc gia, công cộng.

"Đối chiếu với các yêu cầu trên, quy định tại Điều 79 và Điều 80 của dự luật chưa thể hiện rõ tính chất "thật cần thiết"", đại biểu nói và lấy ví dụ thực tế có trường hợp thu hồi đất nằm trong 31 trường hợp quy định tại Điều 79 và đáp ứng quy định của Điều 80 nhưng công trình sau đó lại bị bỏ hoang, lãng phí, không đi vào cuộc sống do "không thật cần thiết" đối với nhân dân, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Viện dẫn báo cáo giám sát tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, nêu cụ thể nhiều trường hợp dự án đất hoang hóa, lãng phí, ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị xem xét bổ sung cụm từ "thật cần thiết" vào phần mở đầu của Điều 79 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

ĐBQH Hà Sỹ Đồng.

Trong khi đó, ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đề nghị bỏ quy định muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại phải có quyền sử dụng đất ở. Vì quy định này gây ảnh hưởng đến nguồn cung nhà ở, giảm giá nhà.

Quy định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần và trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế tính theo giá đất trong bảng giá đất là rất tiến bộ. "Người dân sẽ không có động lực kê khai thấp giá chuyển nhượng đất để giảm thuế nữa. Hệ quả là giá trên hợp đồng sẽ là giá thật. Nhà nước dựa vào giá trên hợp đồng để xây dựng bảng giá cho các năm sau thì giá sẽ sát thực tế", ông nêu.

Đề cập Điều 79 về trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, ĐBQH Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, khái niệm "vì lợi ích quốc gia" rất lớn, rất rộng, trong khi đó, chúng ta lại quy định theo tính chất liệt kê. "Đề nghị chỉ ghi các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, chứ chúng ta liệt kê gần 30 lĩnh vực được thu hồi thì chưa thống nhất với điều khoản, lại có thể thiếu, có trường hợp quan trọng thì không đưa vào. Sau này nếu có chúng ta bổ sung sau", đại biểu bày tỏ quan điểm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận.

Về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng, ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) đề nghị điểm b khoản 2 Điều 87 của dự thảo luật cần bổ sung cụm từ "hoặc cấp tỉnh", qua đó sửa đổi hoàn chỉnh thành: trường hợp không liên lạc được và không gửi được thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi, thì thông báo trên một số báo hàng ngày của Trung ương hoặc cấp tỉnh trong 3 số liên tiếp, hoặc phát sóng trên Đài phát thanh, truyền hình của Trung ương hoặc cấp tỉnh trong 3 ngày liên tiếp.

Nếu chỉ quy định thông báo trên báo Trung ương, sẽ rất khó khăn và vướng mắc trong việc giúp người dân tiếp cận thông tin. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị bỏ quy định tại khoản 5, về nội dung UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành quyết định thu hồi đất trong thời hạn 10 ngày, vì không có tính khả thi...

An Quỳnh

Được xác định là đất nông nghiệp xen kẹt, sử dụng ổn định từ năm 1993 đến nay, đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thế nhưng mọi người bất ngờ được thông báo thu hồi với mức giá đền bù chỉ 252 nghìn đồng/m2. Nhiều lần, 50 hộ dân có đất bị thu hồi ở khu vực Gò Ba Xã (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền Hà Nội nhưng không được giải quyết. Không những thế, theo phản ánh của người dân, đầu tháng 8/2024, họ tiếp tục có thông báo về việc thu hồi đất. Và khi người dân khiếu nại, phía chính quyền quận Thanh Xuân đã lảng tránh, không tiếp nhận đơn khiếu nại, không ký biên bản làm việc tiếp dân.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong đêm qua đến sáng sớm nay (13/9), khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như: Bình Cảng (Hòa Bình) 76.8mm, Phú Lãm (Hà Nội) 40.4mm, Hiền Chung (Thanh Hóa) 69.8mm, Ba Nam (Quảng Ngãi) 107mm, Bồng Sơn (Bình Định) 82.5mm, Đăk Tơ Lung (Kon Tum) 102.2mm, Mỹ Đức (Lâm Đồng) 77.8mm…

Tháng 9 này, không chỉ có các em tới trường, không khí náo nức của năm học mới đã len lỏi vào cuộc sống. Công bằng mà nói, ít có lĩnh vực nào thẩm thấu vào đời sống tinh thần của xã hội như giáo dục. Bởi lẽ, trong những mái trường đâu chỉ có con em chúng ta đang theo học cấp này, lớp kia mà là tất cả niềm tin, niềm hy vọng vào các chủ nhân tương lai của đất nước.

Những ngày này, đường phố, giao thông Hà Nội đang bị đảo lộn do một số tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng luôn ứng trực giúp người dân đi lại được thuận tiện, an toàn.

Việc tìm kiếm người mất tích tại 2 điểm sạt lở đất gây thương vong lớn tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông và khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc vẫn đang được gấp rút thực hiện với 350 người trực tiếp tham gia, trong đó có hơn 100 CBCS công an.

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文