Thể chế hoá chủ trương của Đảng, Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh

13:21 18/10/2023

Lưu ý đây là luật chuyên ngành, khó, có tính đặc thù cao, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo luật cần phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh (QPAN) và động viên công nghiệp; đồng thời, thể hiện được tính cấp bách và tính chiến lược lâu dài

Từ 18 đến 20/10, tại Hà Nội, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 9 để thẩm tra các dự án luật và các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Sáng 18/10, phiên họp thẩm tra dự án Luật Công nghiệp QPAN và động viên công nghiệp.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp. Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBQPAN chủ trì phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.

Tham dự phiên họp có Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí trong Thường trực UBQPAN, đại diện lãnh đạo một số Uỷ ban của Quốc hội, đại diện ban, bộ, ngành Trung ương...

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới cho biết, để chuẩn bị nội dung thẩm tra, vừa qua, UBQPAN đã tổ chức các đoàn khảo sát thực tế làm việc với  một số địa phương, đơn vị về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về công nghiệp QPAN và động viên công nghiệp, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến tại Phiên họp thứ 26 với sự đồng thuận cao về sự cần thiết ban hành luật.

Ngay sau phiên họp của UBTVQH, Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình kết luận của UBTVQH và ý kiến thẩm tra sơ bộ của UBQPAN đối với dự án luật và đã có Báo cáo số 550, ngày 13/10/2023 gửi UBTVQH và UBQPAN để phục vụ thẩm tra chính thức dự án luật.

Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc phiên họp.

Đánh giá hồ sơ dự án luật đến nay đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ, kỹ lưỡng và chất lượng, Chủ nhiệm UBQPAN mong muốn nhận được những ý kiến sâu sắc, trí tuệ, cởi mở từ các vị đại biểu Quốc hội là thành viên UBQPAN, đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ban, ngành Trung ương và khách mời tham dự phiên họp với tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, cùng đồng hành với Ủy ban và Ban soạn thảo để xây dựng các dự án luật đạt chất lượng tốt nhất.

Về nguồn vốn cho phát triển công nghiệp QPAN, dự thảo luật Chính phủ trình quy định Ngân sách Nhà nước (NSNN), ngân sách địa phương; các loại quỹ: Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao; các nguồn vốn vay, tài trợ; nguồn trích lập từ lợi nhuận sau thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp QPAN nòng cốt; các nguồn hợp pháp khác...

Qua thẩm tra, UBQPAN cơ bản tán thành với việc xác định các nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp QPAN vì trong điều kiện NSNN còn khó khăn thì việc huy động các nguồn hợp pháp khác như từ các quỹ, nguồn vay, tài trợ, trích lập sau thuế là phù hợp. Đây sẽ là nền tảng vật chất quan trọng để bảo đảm cho công nghiệp QPAN, đồng thời UBQPAN đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi, thống nhất.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Nhận định Cơ quan soạn thảo rất tích cực trong hoàn thiện hồ sơ dự án luật, đánh giá cao các nội dung mà Chính phủ đã tiếp thu giải trình, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thuý Chinh đề nghị các chính sách về nguồn vốn cho phát triển công nghiệp QPAN cần phải thống nhất với các quy định của Luật NSNN và cần tạo nguồn vốn phù hợp cho các loại quỹ nêu trên.

Về cơ chế đặc thù trong xây dựng công nghiệp QPAN, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Thị Ngọc Xuân đề nghị cần rà lại từng nhiệm vụ, chính sách để quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục. Vì đầu tư công và xây dựng có trình tự, thủ tục rất lâu, nếu quy định chung chung sẽ gặp khó khăn trong triển khai.

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban soạn thảo, Cơ quan thẩm tra, khẳng định việc ban hành luật là cần thiết, xây dựng nền QPAN vững mạnh giúp cho việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phải dồn nguồn lực của cả xã hội để phát triển, mà nguyên tắc đầu tiên là phải xây dựng được cơ sở pháp lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận phiên họp.

Liên quan đấu thầu, đầu tư dây chuyền, theo đại biểu cần có đặc thù chứ nếu chỉ quản lý theo Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư xây dựng thì sẽ rất chậm, không kịp thời. "Có dự án 3-4 năm chưa xong, mà việc QPAN là việc quân, cần phải ngay và luôn, kịp thời để đảm bảo sức chiến đấu của Quân đội, nếu chúng ta đầu tư vài ba năm thì có khi xong đã lạc hậu mất rồi", ông nói và đề nghị trong luật có cơ chế đặc thù riêng cho những trường hợp như thế này.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị UBQPAN tiếp thu đầy đủ các ý kiến đã phát biểu, thể hiện rõ trọng tâm, trọng điểm trong báo cáo thẩm tra để trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Lưu ý đây là luật chuyên ngành, khó, có tính đặc thù cao, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo luật cần phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp QPAN và động viên công nghiệp; đồng thời, thể hiện được tính cấp bách và tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, cần bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật, kế thừa các quy định của pháp luật đã có, khắc phục được những bất cập, tồn tại nhằm tạo sự đột phá để giải quyết được câu chuyện tiếp cận với khoa học công nghệ sớm hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn...

Quỳnh Vinh

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文