Thiết lập "hành lang xanh" trong ASEAN, hồi sinh du lịch sau đại dịch

15:50 24/08/2021

Tiếp tục chương trình nghị sự tại AIPA 42, chiều 24/8, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến dẫn đầu đã tham dự Phiên họp Ủy ban Kinh tế để xem xét 2 dự thảo Nghị quyết về "Thúc đẩy ASEAN số có tính bao trùm nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa (MSME) và tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN" và về "Phục hồi Kinh tế sau Đại dịch: Hợp tác du lịch trong ASEAN".

Đề xuất dự thảo Nghị quyết về phục hồi kinh tế sau đại dịch, Đoàn Thái Lan nhấn mạnh, tác động của COVID-19 lên ngành du lịch là rất mạnh, do đó đã đến lúc du lịch ASEAN cần có cách tiếp cận mới, trong đó hợp tác du lịch cần hướng tới các mục tiêu hội nhập ASEAN, hồi sinh ngành du lịch sau đại dịch.

Dự thảo nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác du lịch của các quốc gia ASEAN để phục hồi kinh tế sau đại dịch; AIPA tái khẳng định cam kết của mình hỗ trợ kế hoạch phục hồi du lịch trong khu vực, hướng tới du lịch bao trùm, bền vững và tự cường. Dự thảo cũng nêu việc hỗ trợ ngành du lịch với yếu tố quan trọng là vaccine ngừa COVID-19, đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận bình đẳng, với giá cả phải chăng, giúp cho việc phục hồi.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp Ủy ban Kinh tế. 

Góp ý tại phiên họp, Đoàn Việt Nam cho rằng, Nghị viện các nước ASEAN tham gia chặt chẽ vào quá trình triển khai các kế hoạch phục hồi ASEAN hậu đại dịch, hướng tới sự ổn định và phát triển trong khu vực, đặc biệt là Quỹ ASEAN Ứng phó COVID-19, Sáng kiến tăng cường sức mạnh tổng hợp của ASEAN ứng phó với các thảm họa thiên tai; hối thúc việc triển khai Kế hoạch hành động ASEAN về An ninh và Tự cường vaccine, Kho Dự trữ Trang thiết bị y tế ASEAN và Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN.

Các nghị viện ủng hộ Tầm nhìn Du lịch ASEAN đến năm 2025 hướng tới du lịch trách nhiệm và bền vững; thúc đẩy phục hồi xanh và đa dạng văn hóa trong du lịch. Đoàn Việt Nam cũng cho rằng cần khuyến khích xây dựng cơ chế "bong bóng du lịch", thiết lập "hành lang xanh", tạo ra các tuyến đường đặc biệt đến các địa điểm du lịch tại các quốc gia thành viên.

Về dự thảo Nghị quyết "Thúc đẩy ASEAN số có tính bao trùm nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa (MSME) và tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN" do Malaysia và Brunei đồng soạn thảo, đại diện Đoàn Brunei cho rằng, sự ảnh hưởng của đại dịch đến toàn cầu, nhất là sự phát triển và hội nhập của kinh tế ASEAN. Ngoài thị trường tài chính, dịch bệnh COVID-19 còn tác động đến các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, trong đó có các doanh nghiệp MSME. Do đó, quá trình phục hồi cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục hồi các doanh nghiệp MSME.

Toàn cảnh hội trường tại điểm cầu Việt Nam. 

Trong ứng phó với đại dịch COVID-19, ASEAN cũng nhấn mạnh bao trùm kỹ thuật số, có kế hoạch hành động và đây là những nỗ lực phù hợp của khu vực để tăng cường đổi mới, sáng tạo cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp, hỗ trợ việc hội nhập số trong ASEAN. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thông qua 13 mục tiêu kinh tế ưu tiên với trọng tâm là phục hồi sau dịch COVID-19, số hóa và tính bền vững, trong đó khuyến khích hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu.

Cho rằng các doanh nghiệp MSME là đối tượng dễ bị tổn thương nên ASEAN đưa vào kế hoạch chung thúc đẩy sử dụng kỹ thuật số, tập trung tận dụng hơn nữa các khuôn khổ số và hướng đến các MSME. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần thu hẹp khoảng cách về số, cung cấp cơ hội phát triển hơn nữa trong nền kinh tế số, tận dụng thành quả công nghệ và triển khai các kế hoạch kết nối đến 2025. Do đó, việc các nghị viện thành viên thông qua nghị quyết này sẽ khẳng định cam kết, quyết tâm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp MSME hội nhập kinh tế thông qua tăng cường hơn nữa kỹ thuật số.

Góp ý vào dự thảo, phía Việt Nam đề nghị Nghị viện các nước hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách hướng tới hài hòa hóa hội nhập kinh tế và phục hồi xanh và bao trùm tại khu vực ASEAN, ưu tiên kết nối, đặc biệt là kết nối tiểu vùng, vùng sâu và vùng xa, nhằm đạt được mục tiêu hội nhập tại các ngành kinh tế có tính dẫn dắt cho quá trình hội nhập kinh tế tổng thể khu vực ASEAN.

Cùng với đó là huy động và phân bổ đủ ngân sách và nguồn lực cho kết nối kỹ thuật số, trong đó nhấn mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật số cho người dân trong khu vực ASEAN. Các nghị viện cần ủng hộ việc thực thi có hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số bao trùm thuộc Khung phục hồi tổng thể ASEAN và đẩy nhanh việc xây dựng Chiến lược hợp nhất Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR) cho ASEAN.

Bên cạnh đó khuyến khích mỗi quốc gia xây dựng định hướng số hóa cho doanh nghiệp MSME, tập trung vào tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực và khả năng cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế số. Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp MSME chuyển đổi số và các nền tảng công nghệ số xuất sắc trong các nước ASEAN.

Quỳnh Vinh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文