Thiếu thuốc khiến người khám bệnh BHYT phải mua bên ngoài nhưng thanh toán khó khăn

16:36 31/10/2024

Chiều 31/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế, không đảm bảo quyền lợi của người dân tiếp tục được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phản ánh, kiến nghị có giải pháp.

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề cập tình trạng thời gian qua, do thiếu thuốc, thiết bị y tế trong khám, chữa bệnh BHYT, người bệnh phải tự mua ở bên ngoài, ảnh hưởng tới tài chính. Báo cáo năm 2022, có tới 40% bệnh nhân phải mua thuốc và vật tư y tế bên ngoài khi khám chữa bệnh ở cơ sở y tế tuyến huyện.

ĐBQH Thạch Phước Bình.

Do đó, ông đề xuất bổ sung vào dự thảo luật quy định cơ sở khám, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm đảm bảo đủ vật tư, thuốc BHYT cho người bệnh. Trường hợp bệnh nhân phải "mua ngoài" do thiếu thuốc, thiết bị y tế, cơ sở khám, chữa bệnh phải hoàn trả chi phí trước khi bệnh nhân xuất viện. "Quy định như vậy sẽ giúp bệnh nhân BHYT được bảo đảm quyền lợi, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, rút gắn thời gian xử lý", đại biểu lý giải.

Đồng quan điểm, ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) cho hay, trước khi trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BHYT tại kỳ họp lần này, ngày 18/10/2024, Bộ Y tế đã kịp thời ban hành Thông tư 22 về thành toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT khi đi khám bệnh. Tuy nhiên, thông tư này không giải quyết được các vướng mắc hiện hữu.

ĐBQH Trần Chí Cường.

Nguyên nhân là, trong dự thảo luật chỉ quy định thuốc được thanh toán thuộc danh mục thuốc hiếm. Danh mục thuốc hiếm chỉ có hơn 400 loại hoạt chất, trong khi số lượng hoạt chất được quỹ BHYT thanh toán hiện là 1.096 loại, chưa tính tới một số thuốc cổ truyền, thuốc theo thông tư khác của Bộ Y tế... "Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thuốc hiếm thấp hơn thông thường. Như vậy, Thông tư 22 quy định chỉ thanh toán cho thuốc hiếm không giải quyết triệt để và không đảm bảo được quyền lợi của người tham gia BHYT", ông nhấn mạnh.

Với thiết bị y tế cũng tương tự, đại biểu dẫn thông tư chỉ quy định thanh toán cho một số trường hợp đặc thù như đặt stent tim mạch; một số trường hợp thiết bị y tế (thuộc loại A hoặc B) thường xuyên được sử dụng như găng tay, dây truyền dịch, kim luồn... lại không được thanh toán trực tiếp. Từ đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm điều khoản quy định nội dung thanh toán cho bệnh nhân BHYT phải mua thuốc và vật tư y tế bên ngoài khi cơ sở khám, chữa bệnh không có thuốc và vật tư y tế để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn chưa thực sự được giải quyết triệt để do tâm lý e ngại của nhiều cơ sơ khám, chữa bệnh. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh trong việc đảm bảo thuốc, vật tư y tế mà người có BHYT được hưởng, bà đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh trong việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế cho người có thẻ BHYT trong phạm vi được hưởng để đảm bảo quyền lợi cho người có BHYT.

Liên quan thủ tục khám, chữa bệnh BHYT, luật hiện hành và dự thảo luật đang cùng quy định người tham gia BHYT khi đến khám, chữa bệnh phải xuất trình thông tin về thẻ BHYT. Nữ ĐBQH tỉnh Hải Dương khẳng định, đến thời điểm này, quy định này có thể phù hợp, tuy nhiên, rất có thể chỉ một thời gian rất ngắn nữa, quy định này sẽ không còn phù hợp nữa. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, trong đó tích hợp nhiều thông tin của công dân. Để tránh sự rườm rà, và phát huy tối đa giá trị sử dụng của hệ thống cơ sở dữ liệu đã xây dựng; chúng ta dần dần phải tiến tới việc tích hợp về thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT nói riêng và các thông tin khác của công dân nói chung vào một cơ sở dữ liệu.

"Khi đó, người dân chỉ cần có thông tin về Căn cước công dân là có thể thực hiện các thủ tục hành chính, trong đó có việc khám, chữa bệnh BHYT. Để luật có tính dự báo, theo tôi nên nghiên cứu đến vấn đề này", đại biểu nêu.

Quỳnh Vinh

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文