Thông tin mới nhất vụ Giám đốc MSB Thanh Xuân lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng

16:40 03/04/2024

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, vụ việc này không phải khách hàng phát hiện ra mà chính Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phát hiện, chủ động gửi hồ sơ sang Bộ Công an từ tháng 10/2023. Hiện Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, xác định trách nhiệm.

Chiều 3/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn đã chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.

Tại họp báo, phóng viên đề cập vụ việc một số khách hàng mất tiền gửi trong tài khoản, như vụ việc tại MSB Thanh Xuân, phải chăng có lỗ hổng hệ thống trong nghiệp vụ ngân hàng và giải pháp gì để khách hàng không bị mất tiền gửi thời gian tới?

Ngân hàng Nhà nước thông tin vụ Giám đốc MSB Thanh Xuân lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng -0
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, đúng là thời gian vừa qua chúng ta có câu chuyện tiền trong tải khoản bị mất, có những vi phạm do cá nhân, do tập thể hoặc do ngân hàng. "Còn nói lỗ hổng do tính chất hệ thống thì không phải, mà diễn ra ở một số tổ chức, cá nhân, phòng giao dịch, do vị phạm của một số bộ phận cụ thể, do cán bộ ngân hàng. Thậm chí có những trường họp do chủ quan của khách hàng, hoặc thông đồng để thực hiện các hành vi tiêu cực, không chỉ lừa nhau mà lừa cả ngân hàng", ông nói.

Theo Phó Thống đốc NHNN, ở góc độ cơ chế, quy chế, quy định thì NHNN luôn rà soát lại một cách thường xuyên. Đã từ lâu, các quy định mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền, gửi tiết kiệm... đã có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng việc quy định trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, khách hàng... Năm 2014, với Thông tư 23 của NHNN quy định rất rõ việc này, sau đó thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đặc biệt ngày nay sử dụng tiện ích công nghệ để thực hiên các giao dịch. 

Đối tượng Bùi Thị Hoài Anh.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, xảy ra những vụ việc như vụ việc MSB Thanh Xuân, trước hết cần xem xét trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, nhất là việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. "Về việc bà Bùi Thị Hoài Anh, NHNN đã nhận được báo cáo của MSB. Vụ việc này không phải khách hàng phát hiện ra mà chính MSB phát hiện, chủ động gửi hồ sơ sang Bộ Công an từ tháng 10/2023. Hiện Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, xác định trách nhiệm", ông thông tin.

Để xác định được đúng, sai và trách nhiệm ở đâu phải chờ kết quả điều tra của cơ quan Công an. Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN bày tỏ tin tưởng, cơ quan Công an sẽ điều tra đúng quy định pháp luật, và nguyên tắc là quyền lợi chính đáng của ngân hàng luôn được bảo vệ. "Qua đây, chúng tôi muốn khách hàng luôn quan tâm, thực hiện cơ chế thông báo, kiểm soát số dư tiền gửi của mình trong tài khoản; bảo vệ thông tin bí mật trong quá trình sử dụng thẻ, giao dịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán... để trực tiếp bảo vệ quyền lợi của chính mình", Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khuyến cáo.

Trước đó, tại Họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 năm 2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 28/3, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Ngày 10/10/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận tin báo của Ngân hàng MSB về việc phát hiện nhân viên ngân hàng trên có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tin báo trên tố cáo bà Bùi Thị Hoài Anh (SN 1984), trú tại chung cư 390 Bồ Đề, Long Biên, Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng với số tiền 165 tỷ đồng.

"Căn cứ kết quả điều tra, ngày 18/10/2023, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh. Bước đầu xác định bà Anh đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng", Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thông tin. Hiện, cơ quan Công an đã áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản để trả cho bị hại, bước đầu xác định không có đồng phạm.

Quỳnh Vinh

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Tại bản kết luận điều tra trong vụ án Thuận An, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, theo dõi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang).

Ngày 13/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 781kg thịt heo ôi thiu, dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh môi trường. Số thịt bị tiêu hủy này thu giữ tại cơ sở sơ chế trái phép của bà Tô Thị Bưởi, trú phường Tân Bình, TP Đồng Xoài.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng New Delhi sẽ nhắm mục tiêu vào “nơi ẩn náu của khủng bố” bên kia biên giới một lần nữa nếu có các cuộc tấn công mới vào Ấn Độ và sẽ không bị ngăn cản bởi cái mà ông gọi là sự “tống tiền hạt nhân” của Islamabad.

Mối quan hệ nhạy cảm giữa Ấn Độ và Pakistan đang bước vào giai đoạn nguy hiểm khi chính quyền New Delhi đơn phương rút khỏi Hiệp ước Nước sông Ấn (IWT) lần đầu tiên trong lịch sử. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến nguồn nước khan hiếm, cuộc tranh chấp lưu vực sông Ấn khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về tương lai khi những căng thẳng địa chính trị có thể bùng phát từ áp lực môi trường.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định, trong 4 năm (từ tháng 8/2021 đến nay) có 573 nhãn hiệu sữa bột giả được tung ra thị trường. Điều này đã khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ bởi nhiều sản phẩm được quảng cáo dành cho trẻ em, người già, người có bệnh nặng. Đáng nói, sự tồn tại và phát triển này trong đó có cả sự bắt tay với người nổi tiếng, thậm chí là cơ quan chuyên môn để lừa dối, chiếm lòng tin của người tiêu dùng…

Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Ngọc Thúy (SN 1962, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu); Trần Thị Kiều Oanh (SN 1957) và Nguyễn Minh Hải Dương (SN 1973), cùng ngụ phường 1, TP Bạc Liêu về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị, ban quản lý dự án trực thuộc và các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án: Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn; Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm; Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng, Công ty CP Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo về việc khẩn trương rà soát, xử lý các bất cập phát sinh trong tổ chức giao thông trên cao tốc.

Ba Lan đã triệu tập Đại sứ Nga và cho biết sẽ đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Krakow sau khi có bằng chứng cho thấy Moscow chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn lớn gần như phá hủy hoàn toàn một trung tâm mua sắm ở Warsaw vào năm 2024. Nga phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công đốt phá và cáo buộc Ba Lan có thái độ kỳ thị với Nga.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.