Thủ tướng: Các cơ quan quản lý nhà nước không sa vào các công việc nhỏ lẻ

17:48 24/08/2024

Thủ tướng chỉ rõ các cơ quan quản lý nhà nước không sa vào các công việc cụ thể, nhỏ lẻ; quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải bảo đảm tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để.

Ngày 24/8, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tính khả thi của các dự án luật để sau khi ban hành sớm đi vào cuộc sống, xử lý những điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang, Lê Thành Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Tại phiên họp, Chính phủ xem xét hồ sơ, trình tự, thủ tục trình; nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Luật; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các Luật; đồng thời thảo luận, cho ý kiến đối với 3 đề nghị xây dựng luật, 3 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh.

Trong số đó có: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Cùng với đó là Đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế.

Chính phủ cũng nghe, cho ý kiến về việc điều chuyển các Trường Cao đẳng nghề số 1, số 4, số 20 trực thuộc Bộ Quốc phòng về trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chính phủ quan tâm, thảo luận làm rõ các nội dung về hạn tuổi cao nhất của sỹ quan phục vụ tại ngũ; một số chế độ, chính sách dành cho sỹ quan quân đội.

Về dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ thảo luận về công tác quản lý đối với Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; chế độ, chính sách đối với lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban Quản lý Khu Di tích Lăng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, cảnh vệ chuyên trách…

Trong đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu quan tâm các chính sách nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, khơi thông nguồn lực, phát huy vai trò của đầu tư công; việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đầu tư công; các cơ chế, công cụ đánh giá hiệu quả và giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện đầu tư công…

Đáng chú ý, Chính phủ dành thời gian thảo luận về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Các đại biểu thảo luận về 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật như: quy định điều chỉnh quy hoạch; việc mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án PPP; việc xử lý khó khăn, vướng mắc đối với các dự án BOT, BT chuyển tiếp; phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính và yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Chính phủ cũng thảo luận sôi nổi về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế, nhằm xử lý các vướng mắc pháp luật, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là về thẩm quyền quyết định thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, quản lý thị trường phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Chính phủ thống nhất đề nghị bổ sung một số nhóm hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; sửa đổi, bổ sung một số quy định về người nộp thuế; thời điểm xác định thuế; giá tính thuế; thuế suất; các căn cứ tính thuế; quy định về hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế… trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Lãnh đạo các cơ quan thuộc Chính phủ tham dự phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sau khi thảo luận và trực tiếp cho ý kiến cụ thể đối với từng nội dung của các dự án luật, kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ, ngành đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung; nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện các đề nghị, dự án luật, pháp lệnh.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần làm việc khẩn trương, sôi nổi, với ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, hàm ý chuyên môn cao, có chất lượng của các thành viên Chính phủ; yêu cầu các Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến, hoàn thiện các đề nghị, dự án luật, pháp lệnh; đồng thời tiếp tục tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện các dự thảo Luật; giao Phó Thủ tướng được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 8 nội dung quan trọng nêu trên.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp chỉ đạo; bố trí nguồn lực, cán bộ có trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế.

Cho biết tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến đối với 11 luật, xem xét, thông qua 14 luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản Quy phạm Pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tính khả thi của các dự án luật để sau khi ban hành sớm đi vào cuộc sống, xử lý những điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn.

Nhấn mạnh các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện đúng các nhiệm vụ quản lý nhà nước: xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật…, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ các cơ quan quản lý nhà nước không sa vào các công việc cụ thể, nhỏ lẻ.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh phải bảo đảm tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để; huy động, phân bổ các nguồn lực có hiệu quả; thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm các khâu trung gian; giảm chi phí tuân thủ cho các tổ chức, người dân, doanh nghiệp; không để xảy ra tình trạng cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hoặc tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực trong các dự án Luật.

Đặc biệt, các dự án luật, pháp lệnh phải huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, với phương châm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp”; kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong luật hiện hành; kịp thời rà soát và dự báo để xử lý những vấn đề nổi lên; những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; quản lý được nhưng phải thông thoáng và rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, thẩm tra, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao; xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Thủ tướng chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, không để xảy ra vướng mắc gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp, người dân, ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết; khẩn trương xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật để thực thi. "Dứt khoát là không để xảy ra vướng mắc, gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp, người dân, ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành luật do chậm ban hành các văn bản dưới luật," Thủ tướng chỉ rõ.

Cho biết thời gian tới Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV không còn nhiều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thành các dự án luật; đồng thời đôn đốc, kiểm tra việc ban hành văn bản quy định chi tiết và tình hình tổ chức thi hành pháp luật theo quy định.

Theo TTXVN

Theo ông Andrii Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, quân đội Ukraine đã tấn công các lực lượng Nga theo nhiều hướng ở tỉnh Kursk. Chiến dịch của Ukraine nhắm vào làng Berdin, phía Đông Bắc thị trấn Sudzha, TASS hôm 5/1 đưa tin.

Điều này xảy ra sau khi Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chống lại lệnh bắt giữ liên quan đến việc ông áp đặt lệnh thiết quân luật, chỉ vài ngày trước khi lệnh này hết hiệu lực vào 6/1. Hôm 3/1, hơn 100 cảnh sát mang theo lệnh bắt giữ trong tay nhưng cuối cùng vẫn không làm gì được Tổng thống Yoon Suk-yeol dù đã bao vây tư dinh của ông tới 6 tiếng đồng hồ trong ngày 3/1.

Dù đã liên tục phát đi cảnh báo song càng đến những ngày cuối năm, tình trạng lừa đảo công nghệ cao càng diễn biến phức tạp, cùng với đó số nạn nhân tiếp tục gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Những chiêu lừa không mới như tuyển cộng tác viên online, thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử hoặc các doanh nghiệp, đầu tư tài chính...

Theo Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn đang có đến 220 dự án tồn đọng, dừng thi công. Trong đó số dự án có vốn đầu tư công lên đến 161; dự án đầu tư bằng vốn tư nhân là 50 và có 9 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Dự án đầu tư công chậm tiến độ kéo dài trên không chỉ khiến các công trình bị đội vốn rất lớn do trượt giá, chi phí bồi thường tăng cao, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công. 

Thế giới đã bước sang năm mới 2025 nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ gây mất an ninh, từ xung đột địa chính trị, khủng bố, đến thảm họa tự nhiên và các cuộc tấn công mạng. Những mối đe dọa này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà còn đe dọa hòa bình và ổn định toàn cầu.

Đường dây do các đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc), cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều hành; hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng và lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài, rửa tiền thông qua mua bán ngoại tệ, tiền ảo, với số tiền đã chiếm đoạt lên đến 84 triệu USD, tương đương 2.000 tỷ đồng.

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành khác ở miền Bắc sáng sớm có sương mù, ngày nắng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, cảm giác hanh khô. Khu vực Nam Bộ thời tiết mưa dông được dự báo về chiều tối và đêm, ngày nắng.

Bộ Công an khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ) trong hệ thống quản trị toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, xây dựng trật tự thế giới dựa trên pháp luật quốc tế và Hiến chương LHQ; đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới.

Ngày 5/1, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thảo (SN 1996, trú tại Lào Cai) và Lin Kai Yuan (SN 1985, quốc tịch Trung Quốc, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) về tội “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”; khởi tố bị can đối với Dương Thị Như Hồng (SN 2000, trú tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文