Thủ tướng khảo sát một số dự án trọng điểm tại Bạc Liêu

11:53 04/12/2022

Thủ tướng và đoàn công tác đã khảo sát công tác giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, tuyến Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Sáng 4/12, trong chương trình công tác tại Bạc Liêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số dự án hạ tầng trọng điểm tại Bạc Liêu. 

Thủ tướng và đoàn công tác đã khảo sát công tác giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, tuyến Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 

Thủ tướng và đoàn công tác đã khảo sát công tác giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, tuyến Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 

Tuyến Cần Thơ - Cà Mau dài khoảng 110km, 11 nút giao liên thông với tổng vốn đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng. Có khoảng 3.800 hộ dân phải di dời, hiện nay các cơ quan đã đền bù đạt khoảng 85% kinh phí để sẵn sàng giải phóng mặt bằng, vượt tiến độ nên cần bố trí thêm kinh phí cho giải phóng mặt bằng. 

Dự án trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đi qua 2 xã Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân với chiều dài 7,7 km. Giai đoạn hoàn chỉnh là đường cao tốc vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng giá trị thực hiện giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu khoảng 184,51 tỷ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT thẩm định Phê duyệt dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư; chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thiết kế và bàn giao hồ sơ và cọc mốc GPMB cho địa phương để thực thực hiện công tác GPMB; đảm bảo bố trí đủ vốn cho địa phương để tổ chức thực hiện bồi thường GPMB theo quy định; phối hợp với địa phương trong quá trình triển khai công tác GPMB và tiếp nhận mặt bằng sạch để tổ chức thi công dự án.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT, Ban Quản lý Dự án chuẩn bị đầu tư tốt, thẩm định khách quan, phê duyệt kịp thời, lựa chọn nhà thầu chính xác, không chia nhiều gói thầu và phải có tổng thầu; đôn đốc, hỗ trợ các địa phương, giám sát, kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. 

Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai các tuyến đường kết nối ngang với tuyến đường chính, bố trí các nút giao phù hợp để tạo không gian phát triển mới, bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của tuyến đường.  

Các Bộ ngành căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, chủ động phối hợp Bộ GTVT và các địa phương có tuyến cao tốc đi qua xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có), chủ yếu là về thủ tục đầu tư, về bố trí vốn, về xử lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, về hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành… 

Các địa phương phối hợp chặt chẽ trong triển khai các nhiệm vụ; rà soát, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đủ cơ sở để thực hiện công tác bồi thường GPMB; tiếp nhận hồ sơ, cọc mốc GPMB từ Chủ đầu tư; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các tổ chức, hộ gia đình bị ảnh hưởng, bố trí tái định cư và di dời các công trình hạ tầng trong phạm vi dự án theo quy định hiện hành; tổ chức bàn giao mặt bằng sạch đã được bồi thường GPMB cho Bộ GTVT đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thi công dự án; chỉ đạo các Sở ngành thông báo giá VLXD và chỉ số giá kịp thời, phù hợp với thực tế; phối hợp với Bộ GTVT trong suốt quá trình triển khai dự án và kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến công tác GPMB và các nội dung khác theo trách nhiệm của địa phương.

Thủ tướng nêu rõ, tuyến đường này đang được nhân dân trông đợi, các cơ quan phải làm việc hết sức khẩn trương, tích cực, trách nhiệm để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Hiện Ban Quản lý Dự án đang đặt tại TPHCM, Thủ tướng yêu cầu chuyển về khu vực ĐBCSL theo tinh thần "bám thắt lưng địch mà đánh, bám sát hiện trường mà làm, công việc ở đâu thì Ban Quan lý ở đấy, không để công việc 1 nơi người một nơi, Ban Quản lý phải xuống miền Tây, các tỉnh phải lên TPHCM mất thời gian và công sức".

Về nguồn vật liệu, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thúc đẩy việc thử nghiệm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp, các địa phương không cục bộ về nguồn vật liệu. 

Thủ tướng đề nghị nếu các cơ quan, địa phương không phối hợp tích cực, hiệu quả, Ban Quản lý dự án tổng hợp để báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT giải quyết, nếu Bộ trưởng không giải quyết được thì Ban Quản lý dự án có thể gửi trực tiếp cho Thủ tướng để chỉ đạo xử lý.

PV (theo VOV)

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文