Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Pháp Richard Ferrand

19:47 04/11/2021

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng 4/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Pháp Richard Ferrand.

Chủ tịch Quốc hội Pháp bày tỏ vui mừng được đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tới Pháp. Chủ tịch Quốc hội Pháp khẳng định, Pháp hết sức coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam trong khu vực; chúc mừng thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế trong thời gian qua. 

Chủ tịch Quốc hội Pháp khẳng định, Pháp hết sức coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam trong khu vực. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại lời cảm ơn đến Nhà nước và Chính phủ Pháp đã tặng Việt Nam 400.000 liều vaccine qua cơ chế song phương và 1 triệu liều vaccine qua cơ chế COVAX, là minh chứng cho mối quan hệ gắn kết, đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp quan trọng của cơ quan nghị viện hai nước vào việc củng cố quan hệ song phương, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch Quốc hội Richard Ferrand, cùng các cộng sự tại Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt. 

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lịch sử đặc biệt, nhiều duyên nợ và luôn có sự gắn kết về mọi mặt, từ quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế đến văn hóa, kiến trúc, ẩm thực và con người; cùng quyết tâm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp trên các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...; khẳng định Quốc hội Pháp mong muốn tăng cường hợp tác với Quốc hội Việt Nam. 

Hai bên đã trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất trí cho rằng các quốc gia cần phát huy vai trò trách nhiệm, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung tại khu vực. 

Ông Richard Ferrand chia sẻ về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại các vùng biển và đại dương, đặc biệt là ở Biển Đông, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội Pháp phối hợp với Chính phủ Pháp triển khai hiệu quả Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) và ủng hộ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), nhằm tối đa hóa tiềm nặng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và các nước EU. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội Pháp phối hợp với Chính phủ Pháp triển khai hiệu quả Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) và ủng hộ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), nhằm tối đa hóa tiềm nặng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và các nước EU; đồng thời ủng hộ Việt Nam trong việc thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cánh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong thời gian Pháp đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch EU vào tháng 1/2022 tới đây. 

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng gửi lời cảm ơn Chính phủ và Quốc hội Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu này trong thời gian tới. Chủ tịch Richard Ferrand cũng đánh giá cao khả năng hòa nhập sâu rộng và thành công của đồng người Việt Nam tại Pháp và là cầu nối quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp. 

Nhân dịp này, Thủ  tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Chủ tịch Quốc hội Richard Ferrand sang thăm Việt Nam. Chủ tịch Richard Ferrand vui vẻ nhận lời và khẳng định sẵn sàng đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sớm thăm Pháp.

Theo baochinhphu

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文