Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc

22:20 28/06/2023

Tối 28/6 theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam rời thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, diễn ra vào thời điểm Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (6/2008 - 6/2023), trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước duy trì cục diện phát triển và đạt nhiều thành quả tích cực mới, kể từ sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hóa các nhận thức chung của hai đồng chí Tổng Bí thư, nhất là Tuyên bố chung tháng 11/2022 về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tin cậy chính trị giữa hai nước được tăng cường mạnh mẽ, tạo cơ sở quan trọng để đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới, mang lại lợi ích cho Nhân dân hai nước: các bạn Trung Quốc dành cho Thủ tướng sự đón tiếp rất trọng thị, chu đáo, thân tình, thắm tình “đồng chí anh em”; thu xếp để Thủ tướng ta hội đàm, hội kiến với tất cả 04 đồng chí lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh.

Trong không khí hữu nghị, chân thành, cởi mở lãnh đạo cấp cao hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tin cậy chính trị, xử lý thỏa đáng và kiểm soát tốt bất đồng, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả lâu dài. Trong các cuộc gặp, các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đều khẳng định hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị hai Đảng, hai nước, thể hiện thành ý, thiện chí trong việc làm sâu sắc hơn nữa các mặt hợp tác giữa hai bên, nhất là trên kênh Đảng, trong các lĩnh vực trọng yếu như an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, việc phát triển quan hệ với Việt Nam là lựa chọn chiến lược của Trung Quốc, Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ lâu dài với Việt Nam.

Hai bên đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, nhất trí trong nhiều biện pháp cụ thể về thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, góp phần tạo cơ sở vật chất quan trọng cho thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. Hai bên nhất trí nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đẩy mạnh kết nối giao thông, nhất là trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ, hạ tầng cửa khẩu, nâng cao hiệu suất thông quan, duy trì giao thương thông suốt, bảo đảm chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng.

Phía Trung Quốc khẳng định sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, tăng thêm hạn ngạch cho hàng hóa Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt Trung Quốc đi nước thứ ba, mở rộng đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào những lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Tăng thêm sự hiểu biết hữu nghị, củng cố nền tảng xã hội cho việc phát triển quan hệ hai nước. Hai bên đạt nhiều nhất trí quan trọng về duy trì giao lưu, tiếp xúc thường xuyên qua kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, giữa các bộ, ngành, địa phương và nhất là giữa Nhân dân hai nước. Nhất trí khôi phục các hoạt động giao lưu Nhân dân như: Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, Liên hoan thanh niên Việt - Trung, Gặp gỡ hữu nghị Việt - Trung, qua đó giúp tuyên truyền cho các tầng lớp Nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị của hai Đảng, hai nước.

Chuyến thăm có nhiều hoạt động phong phú, kết quả đạt được rất thực chất. Bên cạnh cách hoạt động chính thức, Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, với sự tham gia rất đông đảo của các doanh nghiệp Trung Quốc, gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, đi khảo sát Khu mới Hùng An - đô thị kiểu mẫu mới nhất về cải cách mở cửa và đổi mới sáng tạo của Trung Quốc tại tỉnh Hà Bắc… Các doanh nghiệp đều đánh giá cao môi trường và triển vọng đầu tư của Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam thời gian tới.

Hai bên bày tỏ vui mừng trước đà phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngoài ra, các đồng chí đoàn viên chính thức đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi, tiếp xúc song phương với lãnh đạo các cơ quan tương ứng của Trung Quốc, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo cơ sở quan trọng để làm sâu sắc hơn nữa giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước thời gian tới.

Trong chuyến đi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân (Hội nghị WEF Thiên Tân).

Với chủ đề “Doanh nghiệp: Động lực của nền kinh tế toàn cầu”, Hội nghị WEF Thiên Tân (Davos mùa hè) năm 2023 do WEF phối hợp với Chính phủ Trung Quốc tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là một trong những sự kiện kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới, quy tụ nhiều nhà lãnh đạo Chính phủ các nước và khoảng 1.400 tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế uy tín. Diễn ra trong bối cảnh bối cảnh kinh tế thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Hội nghị đã tập trung đánh giá, trao đổi, tìm ra các định hướng, giải pháp, đặc biệt phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp, nhằm duy trì đà tăng trưởng, ứng phó với các các “cơn gió ngược” tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng với Thủ tướng Chính phủ các nước New Zealand, Mông Cổ, Barbaros là những khách mời chính tại Hội nghị năm nay. Theo đánh giá của WEF, đây là đại diện những nền kinh tế mới nổi, có đóng góp ngày càng quan trọng cho kinh tế khu vực và toàn cầu, đang tiên phong trong một số lĩnh vực then chốt tạo ra các động lực mới cho phát triển.

Thủ tướng Chính phủ đã có lịch trình làm việc dày đặc trong gần 24 tiếng tại Thiên Tân, gồm tham dự và phát biểu nhiều phiên họp quan trọng, có các cuộc trao đổi thực chất, hiệu quả, cởi mở với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và tập đoàn hàng đầu thế giới. Nổi bật là các cuộc gặp với Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ các nước New Zealand, Barbaros, Mông Cổ, Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF về chủ đề “Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”.  Sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị WEF Thiên Tân mang nhiều ý nghĩa và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tại đây, Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ nhiều quan điểm, cách tiếp cận, những định hướng, giải pháp hữu hiệu, thiết thực, kịp thời, xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của Việt Nam, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sáu “cơn gió ngược”, cũng là sáu nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm kinh tế toàn cầu và sáu định hướng giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra đã được lãnh đạo các nước và cộng đồng doanh nghiệp hết sức chia sẻ. Thông điệp của Thủ tướng về ba yếu tố nền tảng cho phát triển kinh tế là bảo đảm hòa bình, ổn định, đoàn kết, hợp tác quốc tế, cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, đặc biệt là khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các động lực tăng trưởng và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá cao và trở thành định hướng thống nhất cao tại Hội nghị WEF năm nay.

Sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục góp phần thúc đẩy thực chất quan hệ giữa Việt Nam và WEF. Việc hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giai đoạn 2023-2026, tập trung vào những lĩnh vực khả thi như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, tài chính xanh, chuyển đổi số… đã tạo nền tảng để tăng cường quan hệ hai bên trong giai đoạn mới. Với kết quả quan trọng này, WEF sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về tư vấn chính sách và nâng cao năng lực thích ứng trước các xu thế phát triển mới, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương trong những vấn đề có lợi ích thiết thực như nông nghiệp thông minh, phát triển các cụm công nghiệp hướng tới phát thải ròng bằng không, thành lập Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam… Các cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các nước tại Hội nghị cũng góp phần tiếp tục làm sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, New Zealand, Babados, đặc biệt trong lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại, du lịch, ….

Sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị với nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi cởi mở, thân tình của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu đã góp phần tiếp tục truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu về những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh, những mục tiêu và định hướng phát triển của Việt Nam. Đây là cơ hội giá trị để các doanh nghiệp nước ngoài hiểu sâu sắc hơn về chủ trương, chính sách, môi trường đầu tư, qua đó tăng cường niềm tin và đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Điều đáng mừng là tại tất cả các cuộc trao đổi, Việt Nam luôn được giới thiệu là một trong những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, một nền kinh tế năng động, đổi mới với quy mô và tiềm năng ngày càng lớn mạnh.

Sự tham gia lần đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị thường niên mùa hè của Diễn đàn kinh tế thế giới đã tạo dấu ấn tốt với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về vai trò, vị thế của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam. Những đóng góp thiết thực của Việt Nam tại Hội nghị WEF Thiên Tân đã góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị, đóng góp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – WEF,  tăng cường hơn nữa việc thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Theo VOV

Tin theo lời dụ dỗ, hứa hẹn ngon ngọt của các đối tượng xấu về một cuộc sống sung sướng nơi “miền đất hứa”, một số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã vượt biên trái phép sang Campuchia, Thái Lan… để rồi vỡ mộng trong hối hận. Thủ đoạn các đối tượng thực hiện không mới, nhưng đánh trúng tâm lý nên nhiều người vẫn dính “bẫy” và khi họ nhận ra rằng, không đâu bằng quê hương, buôn làng mình...

Từ nay đến 17h ngày 28/7, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không giới hạn số lần. Các chuyên gia tuyển sinh lưu ý, để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích, thí sinh không nên đặt quá ít nguyện vọng, cũng không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường theo kiểu “bỏ hết trứng vào một giỏ”.

Ẩn sau vỏ bọc doanh nhân đá quý thành đạt trên mạng xã hội, Nguyễn Mạnh Tuấn - kẻ từng bước chân vào thế giới ngầm đang lặng lẽ điều hành một đường dây ma túy xuyên tỉnh, tinh vi và nguy hiểm bậc nhất. Những hình ảnh hào nhoáng, giàu sang chỉ là lớp son giả tạo che giấu sự thật rùng rợn phía sau - một trùm ma túy liều lĩnh, sẵn sàng nổ súng để thoát thân.

Đầu tháng 7/2025, trên mạng xã hội lan truyền video clip về một cô gái bị người bán trà đá xua đuổi khi đứng trên vỉa hè Bến xe Mỹ Đình, TP Hà Nội. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận và cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử phạt người bán trà đá 2,5 triệu đồng vì hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi phạm trật tự công cộng.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá, mưa, bão số 3 không có thiệt hại về người nhưng gây hư hỏng hạ tầng giao thông, cây trồng, vật nuôi ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Giữa lúc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khả năng về một vòng đàm phán mới, dự kiến diễn ra trong hai ngày 24-25/7 tại Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ) đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Dù Moscow và Kiev đều tuyên bố sẵn sàng đối thoại, giới quan sát cảnh báo những khác biệt quá sâu sắc về lợi ích và lập trường khiến con đường đến hòa bình còn nhiều chông gai.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.200 km, trong đó trục dọc có 3 tuyến với chiều dài 600km và trục ngang có 3 tuyến với khoảng 600km. Ngoài tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đã đưa vào khai thác dài 120km, các tuyến còn lại như: Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng, Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Cao Lãnh - An Hữu đang được đầu tư, đẩy nhanh tiến độ để sớm "về đích".

Trong lịch sử kinh tế Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) luôn giữ vai trò trung tâm trong việc điều tiết chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định của đồng USD và kiềm chế lạm phát. Với cơ chế hoạt động độc lập, Fed thường đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu kinh tế, không phụ thuộc vào áp lực chính trị. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Fed Jerome Powell trở thành tâm điểm chú ý của thị trường quốc tế. Các khác biệt về quan điểm chính sách, đặc biệt liên quan đến lãi suất và định hướng phát triển kinh tế, đã tạo nên nhiều thảo luận về cách thức điều hành của Mỹ trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.

Giải bóng đá nữ Đông Nam Á sắp tới dự báo sẽ khó khăn hơn với đội tuyển nữ Việt Nam. Thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mục tiêu giành chức vô địch.

Được đón nhận trở về quê hương bằng tấm lòng bao dung, ấm áp, nhiều người lầm lỗi đã từ bỏ suy nghĩ nghe theo lời xúi giục, kích động của kẻ xấu và yên tâm làm ăn, chăm lo gia đình để cùng giữ gìn sự bình yên cho buôn làng. Và hơn ai hết, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để họ quay về, giúp họ thấu hiểu về sự đúng đắn, nhân văn trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Các chuyên gia khí tượng dự báo, hôm nay ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm, cần đề phòng sạt lở, lũ quét sau bão.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.