Thủ tướng tiếp lãnh đạo các hội hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam

18:11 19/05/2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn các hội hữu nghị của Hiroshima tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam với Nhật Bản nói chung và với Hiroshima nói riêng ngày càng bền chặt.

Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nước Công nghiệp Phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản, chiều 19/5, tại Hiroshima, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo, đại diện Hội Hòa bình Hữu nghị Hiroshima-Việt Nam, Hội Hiroshima-Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản tỉnh Hiroshima. 

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng về truyền thống văn hóa-lịch sử của Nhật Bản nói chung và Hiroshima nói riêng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hội Hữu nghị Việt Nam-Hiroshima. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng cho rằng, Hiroshima là một biểu tượng của tinh thần chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình; bày tỏ chia sẻ với những mất mát của Hiroshima trong chiến tranh với hậu quả kéo dài, đồng thời bày tỏ khâm phục sự vươn lên mạnh mẽ của vùng đất này sau chiến tranh. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, các hội hữu nghị của Hiroshima tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam với Nhật Bản nói chung và với Hiroshima nói riêng ngày càng bền chặt, hiệu quả, đơm hoa kết trái nhiều hơn trong tương lai.

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Hiroshima đầu tư, kinh doanh nhiều hơn tại Việt Nam; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, kết nối văn hóa giữa hai nước; hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại vùng Trung Nam Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc thuận lợi, phát huy vai trò cầu nối quan trọng giữa hai nước.

Ông Akagi Tatsuo, Phó Chủ tịch Hội Hòa bình Hữu nghị Hiroshima-Việt Nam thông báo về các hoạt động của các hội hữu nghị, cho rằng đây là nét đặc sắc của tỉnh Hiroshima trong đóng góp vào quan hệ hai nước.

Phó Chủ tịch Hội Hòa bình Hữu nghị Hiroshima-Việt Nam cũng cho rằng tại khu vực châu Á, Việt Nam là đối tác gần gũi, thân mật nhất của Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chi hội Hội Hữu nghị Việt Nam-Hiroshima, Nhật Bản. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Nhắc lại vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima trong những ngày cuối của Chiến tranh Thế giới Thứ hai, ông Akagi Tatsuo cho rằng, Hiroshima và Việt Nam có điểm tương đồng là đều chịu sự tàn phá và hậu quả nặng nề của chiến tranh.

Ông khẳng định các hội hữu nghị sẽ tích cực triển khai các hoạt động theo định hướng, chỉ đạo của Thủ tướng, tiếp tục đóng góp cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Trước đó, ngay sau khi tới Hiroshima, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Báo cáo Thủ tướng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu cho biết cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có gần 500.000 người, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản và cũng là cộng đồng người Việt lớn thứ 2 trên thế giới. Trong đó, có khoảng 250.000 lao động, tu nghiệp sinh, thực tập sinh, khoảng 50.000 lưu học sinh, 60.000 kỹ sư và khoảng 40.000 người định cư tại Nhật Bản… Người Việt Nam hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố của Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước sự phát triển năng động của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, nhất là trong 10 năm qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Đại sứ, dự báo thời gian tới, số người Việt Nam tại Nhật sẽ tiếp tục tăng lên do nhu cầu lao động của phía Nhật và Nhật Bản có các chính sách để thu hút hơn nữa lao động Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đa số là người trẻ, năng động, đội ngũ doanh nhân đang được hình thành, số lượng chuyên gia, trí thức tăng lên. Bà con luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, luôn đoàn kết, hướng về quê hương, đất nước, tích cực ủng hộ các hoạt động khắc phục thiên tai, phòng chống COVID-19… Chính quyền Nhật Bản cũng tạo điều kiện cho người Việt sinh sống, kinh doanh, học tập thuận lợi.

Các ý kiến kiều bào tại cuộc gặp bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng và năng động của đất nước thời gian qua; tự hào về chuyến công tác của Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, cho thấy sự coi trọng của cộng đồng quốc tế với vị thế, vai trò của Việt Nam; thông báo các hoạt động cộng đồng để tăng cường đoàn kết cộng đồng và đóng góp vào quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam  - Nhật Bản và cũng nêu một số đề xuất, kiến nghị về chính sách với kiều bào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn coi kiều bào là một bộ phận quan trọng không thể tách rời, là một động lực phát triển của đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ với bà con, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước sự phát triển năng động của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, nhất là trong 10 năm qua. Hiện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản chiếm khoảng 10% tổng số người Việt Nam ở nước ngoài.

Điểm lại những cột mốc chính trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong lịch sử, với những dấu ấn như phố cổ Hội An, phong trào Đông du đầu thế kỷ 20…, Thủ tướng khẳng định quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trải qua nhiều thăng trầm, có nhiều duyên nợ và hiện đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio đã có 5 cuộc gặp để thúc đẩy quan hệ hai nước.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Hai nước cũng chia sẻ lập trường, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trên các diễn đàn đa phương.

Thông tin với bà con về quá trình bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, Thủ tướng cho biết, sau hơn 35 năm đổi mới, năm 2022, tăng trưởng GDP đạt hơn 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4.110 USD và GDP đạt 409 tỷ USD. Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; vị thế và vai trò đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn coi kiều bào là một bộ phận quan trọng không thể tách rời, là một động lực phát triển của đất nước, điều này được thể hiện qua Nghị quyết số 36, Chỉ thị số 45, Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ có trách nhiệm, tạo thuận lợi nhất, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng có trách nhiệm, luôn hướng về quê hướng, đất nước.

Thủ tướng hoan nghênh và đề nghị bà con phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo; góp ý với Đảng, Nhà nước về các cơ chế, chính sách; mong muốn bà con tiếp tục giữ vững, phát huy lòng tự hào, tự tin dân tộc, tinh thần đoàn kết, "tắt lửa tối đèn có nhau", vượt qua mọi khó khăn, thách thức để vươn lên, khẳng định mình; góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. 

Thủ tướng mong muốn bà con Việt kiều xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình, góp phần xây dựng cộng đồng và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. "Ở đâu, làm gì mà đóng góp được cho quê hương, đất nước thì đều đáng quý, đáng trân trọng", Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu các Đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao, các cán bộ, nhân viên đại sứ quán phải coi bà con như người ruột thịt trong gia đình để xử lý các công việc liên quan.

Thủ tướng khẳng định, truyền thống của chúng ta là mỗi lúc khó khăn, thử thách lại nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua, khẳng định mình, điều này được hun đúc qua các thời kỳ lịch sử, từ lòng yêu nước, thương nòi, từ tinh thần, sức mạnh đoàn kết. "Chúng ta phải luôn luôn nuôi dưỡng lòng yêu nước trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài qua các thế hệ", Thủ tướng nói.

Đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và thiết thực của kiều bào tại cuộc gặp, Thủ tướng giao các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất để cụ thể hóa vào các cơ chế, chính sách.

PV (tổng hợp)

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文