Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

13:06 31/12/2023

Sáng 31/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định số 1745/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định số 1745/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Theo Quyết định số 1745/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm; công nghiệp xây dựng 10 - 11%/năm; dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%; dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%. GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD. Đóng góp vào GRDP một số lĩnh vực kinh tế quan trọng với kinh tế số khoảng 30%, kinh tế biển khoảng 35 - 40%; mức đóng góp năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 50%; tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 7 - 8%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%.

Quyết định số 1745/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ phương án tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế; hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực; kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng.

Quyết định số 1745/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ xây dựng Thừa Thiên Huế với 3 trung tâm đô thị khi lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Xây dựng Thừa Thiên Huế với 3 trung tâm đô thị. Trong đó đô thị trung tâm gồm TP Huế (được chia thành 2 quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà. Đô thị vùng Tây Bắc gồm thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới. Đô thị Vùng Đông Nam gồm huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông.

Thừa Thiên Huế có 3 hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn với quốc lộ 1 là trục chính, cao tốc Bắc Nam (Cam Lộ - La Sơn - Tuý Loan), quốc lộ 49B và đường ven biển gắn với hành lang kinh tế ven biển. Hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối liên thông 3 cụm cảng biển phía Đông, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết vùng với Quảng Trị và TP Đà Nẵng.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam.

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn; phát triển các khu chức năng; khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn, Quyết định số 1745/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính gồm 2 quận (trong đó TP Huế chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương); 3 thị xã (thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành lập thị xã Phong Điền); 4 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông).

Đến năm 2030, thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính gồm 3 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy); 2 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và 4 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc - Nam Đông); đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và phần mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại III để phát triển kinh tế, bảo tồn, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương với mô hình đô thị trung tâm gồm 4 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 1 thành phố (Chân Mây); các thị xã và các huyện. Tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị thông minh, hiện đại theo mô hình thành phố trong thành phố gắn với khu kinh tế biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030.

Anh Khoa

Ngày 29/8, Công an tỉnh Nam Định phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an tỉnh Lâm Đồng tiến hành bắt giữ đối tượng Phạm Hoàng, SN 1958, hộ khẩu thường trú tại xóm Lác Môn 3, xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, là thành viên tổ chức phản động, khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời".

Bước đầu xác định từ đầu năm 2024 đến khi bị phát hiện, tổng số tiền các đối tượng tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức ghi bán số đề trên địa bàn 2 huyện Duy Xuyên, Đại Lộc (Quảng Nam) là hơn 5 tỷ đồng.

Chiều 30/8, Trung tá Nguyễn Hữu Thụ, Trưởng Công an xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết, khoảng 17h cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể còn lại là cháu N.V.L (SN 2012), học sinh lớp 7, trú tại xóm Gò Mè (xã Cư Yên) tại hồ Khoang Bưởi, cách vị trí bị lũ cuốn trôi khoảng 1km.

Ngày 30/8, Bộ Công an đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội thảo khoa học "Lực lượng CAND với việc triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới". Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội thảo.

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, thời điểm này nhiều người dân đang sinh sống, làm việc tại khu vực TP Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ ở tỉnh xa. Càng đến gần ngày nghỉ, nỗi lo kẹt xe trên các tuyến cao tốc ở khu vực cửa ngõ thành phố càng là mối bận tâm của nhiều người…

Ngày 30/8, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an quận 10, TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an khám phá thành công vụ án “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” do nhóm đối tượng người nước ngoài cấu kết thực hiện.

Sau 9 ngày xét xử sơ thẩm 135 bị cáo trong vụ án: “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Trốn thuế” và “Cưỡng đoạt tài sản” do “ trùm” Li Zhao Qiang (quốc tịch Trung Quốc cầm đầm, đang bị truy nã quốc tế), ngày 30/8, đại diện Viện kiểm sát đối đáp với các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo và đề nghị hình phạt nghiêm khắc đối với từng bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文