Lễ Trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020:

Tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc

22:28 24/10/2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Cần phát huy, tổ chức tốt hơn nữa Giải Báo chí Quốc gia; tuyên truyền sâu rộng để thu hút ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc cả về nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện, có tác động xã hội sâu sắc...

Báo CAND - Truyền hình CAND giành 2 giải C tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV

Tối 24/10, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt –Xô,  TP Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia tổ chức trọng thể Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chúc mừng những nhà báo xuất sắc đoạt các giải thưởng cao quý của Giải Báo chí Quốc gia năm 2020.

Cùng dự buổi Lễ có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng nhiều đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Hội Nhà báo qua các thời kỳ và các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV năm 2020.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại Lễ trao giải, đồng chí Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 nhấn mạnh, Giải Báo chí Quốc gia hàng năm là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước; là Giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp tích cực cho sự nghiệp báo chí nước nhà. 15 năm qua, Giải đã thu hút hơn 21 nghìn tác phẩm báo chí tiêu biểu cả nước của gần 30 nghìn lượt tác giả gửi về tham dự (trung bình mỗi năm có gần 1500 tác phẩm được lựa chọn từ cơ sở để dự giải), trong có có hơn 1500 tác phẩm xuất sắc đã được trao Giải các loại, đại diện cho các cơ quan báo chí cả nước.

Năm 2020, Ban Tổ chức đã nhận được 1.823 tác phẩm của 114 cấp hội và hơn 190 tác giả là cộng tác viên tham dự 11 loại giải. Các tác phẩm dự giải đã bám sát các chủ đề lớn từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các mặt khác của đời sống đất nước trong năm 2020, phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn trong năm 2020. Đó là: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, công tác chuẩn bị trong cả nước, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đặc biệt năm 2020 kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 75 năm ngày thành lập nước và nhiều sự kiện, chủ đề lớn khác trong năm 2020. Báo chí tiếp tục đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; các nghị quyết, chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ; các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong năm 2020...

Đồng chí Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia phát biểu tại buổi lễ trao giải.

Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, tiếp tục đi sâu phản ánh các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công cuộc giảm nghèo bền vững, an ninh năng lượng, kinh tế xanh... Xử lí cán bộ sai phạm trong công tác cán bộ, bất cập trong giáo dục; vấn đề phòng chống thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước; vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ chế quản lý kinh tế; khuyến khích thúc đẩy kinh tế số, kinh tế tư nhân; xây dựng đô thị thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động tới cuộc sống.

Nhiều tác phẩm tiếp tục khai thác những đề tài truyền thống như lịch sử cách mạng, văn hóa, An ninh, Quốc phòng, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong cuộc sống. Đặc biệt, báo chí tham gia trực tiếp ở nơi tuyến đầu trên mặt trận phòng chống đại dịch COVID-19, phản ánh nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu sắc, có hiệu quả xã hội tích cực, có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn. Về chất lượng, các tác phẩm dự Giải năm nay vẫn giữ mức đồng đều so với những năm gần đây, đặc biệt đã ứng dụng nhiều công nghệ làm báo mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao giải Đặc biệt cho nhóm tác giả Báo Nhân dân với tác phẩm phim tài liệu truyền hình "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình".
Quá trình chấm chung khảo được thực hiện theo đúng Điều lệ Giải và quy chế làm việc, thể thức bỏ phiếu của Hội đồng Giải. Trong số 150 tác phẩm vào vòng chung khảo, Hội đồng chọn lọc được 1 Giải Đặc biệt, 9 Giải A, 25 Giải B, 45 Giải C, 32 Giải Khuyến khích. Tác phẩm “Việt Nam - Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình” của Báo Nhân Dân được trao giải Đặc biệt. Đây là tác phẩm có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc được làm hết sức công phu. Có những tư liệu lần đầu tiên công bố, để có những tư liệu này, nhóm tác giả không chỉ khai thác ở trong nước mà còn khai thác ở các nước khác trên thế giới.

Báo CAND và Truyền hình CAND - Cục Truyền thông CAND, Liên Chi Hội Nhà báo Bộ Công an đã có 2 tác phẩm đoạt giải C. Đó là các  tác phẩm “Virus tin giả trên không gian mạng”   của tác giả Cao Thị Hồng, Phó Trưởng ban Kinh tế - Pháp luật - Báo CAND và tác phẩm: “Mệnh lệnh từ trái tim”, tác giả: Lê Bá Trường, Chu Hoài Thương, Vũ Quang Huy, Bùi Lê Khải - Truyền hình CAND.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đồng chí Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam trao giải A cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.
Đồng chí Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội cùng đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải B cho các giả có tác phẩm đoạt giải.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những đóng góp to lớn, thiết thực và nhiệt liệt chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV.

"Trong năm 2020-2021, báo chí đặc biệt tiên phong cung cấp kịp thời thông tin về tình hình dịch COVID-19, thông tin các quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân; phổ biến về những tấm gương tận tụy, hy sinh của lực lượng chống dịch tuyến đầu, về tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái và tình thương yêu trong cộng đồng, xã hội cũng như cả những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào nơi tâm dịch... Báo chí trên nhiều phương diện, đã là "tấm gương tinh thần trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình", như lời Các Mác đã nói"- Chủ tịch nước nêu rõ.

Đồng chí Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia cùng đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân trao giải C cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.

 Chủ tịch nước nhấn mạnh Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định: "Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại", thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích đề ra, thể hiện tính cách mạng, đi đầu trong những vấn đề lớn, vấn đề mới của đất nước, trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước; khơi dậy khát vọng của dân tộc và của mỗi người dân; bảo vệ những giá trị cốt lõi của đất nước, của dân tộc; tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của nghề báo: chính xác - chính thống - nhanh nhạy - có kiểm chứng, khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin. Đảng, Nhà nước, nhân dân mong muốn đội ngũ báo chí cần quán triệt sâu sắc, tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương (mới đây nhất là Hội nghị Trung ương lần thứ tư), các chính sách, pháp luật của Nhà nước, phổ biến rộng rãi, kịp thời quan điểm, chủ trương, giải pháp về phòng, chống dịch trong tình hình mới; phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phòng, chống dịch, trong lao động sản xuất, trong bảo vệ trật tự xã hội, An ninh Tổ quốc.

Báo chí tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp; đẩy mạnh phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác trong đời sống xã hội, nhất là trong cán bộ, đảng viên.

Thiếu tá Cao Thị Hồng, Phó Trưởng ban Kinh tế - Pháp luật, Báo CAND nhận giải C giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV.
Đại diện nhóm tác giả Truyền hình CAND nhận giải C giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV.

Bên cạnh đó, lực lượng báo chí tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, nhanh nhạy, kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chính xác cho các tầng lớp nhân dân; chủ động đấu tranh chống lại những thông tin xuyên tạc, thông tin sai lệch, chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước của nhân dân ta; không bị dao động, sa ngã trước những tác động xấu của những tư tưởng sai trái, tiêu cực trên mạng xã hội cũng như trong đời sống và mặt trái của kinh tế thị trường.

1. Giải Đặc biệt:

Tác phẩm phim tài liệu truyền hình: “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, tác giả: Nguyễn Lê Anh, Lê Thi, Nguyễn Thành Trung, Ngô Đình Khoát, Nguyễn Thanh Tùng, Liên Chi hội Nhà báo Báo Nhân dân.

2. Giải A

-  Loạt 5 bài “Đại dịch COVID-19 – Thách thức và cơ hội”, tác giả Nguyễn Hữu Phùng Nguyên, Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân dân.

-  Loạt 3 bài: “Pháp luật về Quốc phòng-hợp hiến, hợp lý và hợp lòng dân”, tác giả: Đỗ Phú Thọ, Hồ Quang Phương, Nguyễn Chiến Thắng, Liên Chi hội Nhà báo Báo Quân đội nhân dân.

- Tác phẩm “BRiu Pố và chuyện nêu gương”, tác giả: Dương Nữ Hoàng Anh, Đoàn Quốc Học Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam.

- Loạt 5 bài: “Rừng giữ đất quê hương”, tác giả Từ Thị Xuân Yến, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi.

- Tác phẩm “Phá rừng quy mô lớn ở Kon Tum”, tác giả: Nguyễn Thị Liên, Hoàng Minh Đức, Liên Chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

- Tác phẩm “Vinh quang trên tuyến đầu”, tác giả: Phạm Văn Tú (Văn Tú, Nguyễn Hồng Anh (Hồng Anh), Trần Thị Khánh (Khánh Vân), Nguyễn Đức Minh (Đức Minh), Vũ Anh Tuấn (Tuấn Vũ), Liên Chi hội Nhà báo Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội.

- Tác phẩm “Hiếu và Minh”, tác giả Lê Thị Quỳnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh hóa, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa.

- Loạt 5 bài: “Báo chí chung tay làm sạch chính mình”, tác giả: Đỗ Hữu Khôi (Bắc Ninh), Hoàng Tư Giang, Phạm Lương Bằng, Hồ Văn Lợi, Nguyễn Hữu Hải (Thiện Văn), Báo Điện tử VietnamNet, Liên Chi hội Nhà báo Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Loạt 5 bài: “Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế”, tác giả: Nguyễn Lan Hương (Lan Hương), Dương Đình Trường (Đình Trường), Chi hội Nhà báo Báo Lao động.

Đảng, Nhà nước luôn mong muốn và yêu cầu đội ngũ những người làm báo vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông nghề nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, nhân văn. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ cần phát huy, tổ chức tốt hơn nữa Giải Báo chí Quốc gia; tuyên truyền sâu rộng để thu hút ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc cả về nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện, có tác động xã hội sâu sắc...; tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch báo chí giai đoạn 2020 – 2025, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng nước ta ngày càng phát triển, vững mạnh.

Xuân Trường - Vũ Linh

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文