Tổng Bí thư Tô Lâm trăn trở về cuộc sống của cô giáo, cán bộ chiến sĩ biên phòng, công an miền núi

14:51 09/11/2024

Tổng Bí thư mong muốn Luật Nhà giáo ra đời sẽ được nhiều thầy cô chào đón. "Phải làm sao để người thầy đón nhận luật này thực sự phấn khởi, người thầy thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi. Chứ không để luật ra mà thầy lại thấy khó khăn hơn. Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, người thầy là đầu tàu cho giáo dục"- Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Ngày 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi). Phát biểu về dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh "đây là dịp tôn vinh nghề nghiệp những người thầy - cũng là chào mừng ngày 20/11”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng các nhà giáo nhân ngày 20/11, đánh giá cao vị trí của giáo dục - đào tạo và khẳng định giáo dục - đào tạo có ý nghĩa chiến lược về công tác cán bộ. Theo Tổng Bí thư, trong công tác cán bộ, đào tạo cán bộ là quan trọng, đã nói tới đào tạo là phải có thầy. Đây là khâu đột phá quốc gia và là trọng tâm. Trong đào tạo, người thầy rất quan trọng, muốn giáo dục phát triển được đầu tiên phải có thầy, có trường.

"Với định hướng chung này của Đảng, tôi cho rằng phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy. Tôi đọc dự thảo luật, thấy đang ở tầm những gì trước đây chưa quy định thì quy định. Phải vượt lên được về tầm, xác định được vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo; trong giáo dục - đào tạo, người thầy là chủ thể chính - ở đây còn nhiều đòi hỏi khác nữa mà chúng ta phải quán triệt" – Tổng Bí thư nhấn mạnh. Đồng thời, cho biết, Luật Nhà giáo phải giải quyết được tương quan và mối quan hệ thật tốt giữa thầy và trò vì nếu không có trò thì không có thầy, có trò là phải có thầy. Giải quyết chính sách phổ cập giáo dục, tức là các cháu đã đến tuổi là phải được đến trường và tiến đến nữa là Nhà nước phải nuôi, bỏ học phí, nuôi ăn các cháu. “Tiến bộ phải đến mức độ như vậy. Nên không thể nói thiếu thầy được” – Tổng Bí thư lưu ý.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, rất nhiều chính sách phải được bao quát vào dự thảo luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, ứng dụng dữ liệu dân cư có thể dễ dàng thống kê được có bao nhiêu cháu ở độ tuổi nào để định hướng giáo dục. “Ví dụ có bao nhiêu cháu 3 tuổi trong dữ liệu dân cư biết ngay, vậy là có trò rồi, có trò thì phải chủ động có thầy. Bây giờ lại thiếu tới trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào. Cái gì thiếu phải giải quyết. Mà đã có trò, có thầy phải có trường; quy hoạch, quản lý thế nào mà nói không có trường được. Chính sách phổ cập giáo dục cho các cháu đến tuổi đi học không được thực hiện. Tất cả phải được giải quyết và đó là việc đang rất thời sự. Chưa kể vùng sâu, vùng xa có chính sách rất đặc thù, đặc biệt. Rồi còn ở bậc đại học, thậm chí học tập suốt đời. Rất nhiều chính sách phải được bao quát vào dự thảo luật” – Tổng Bí thư yêu cầu.

Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải xác định người thầy là một nhà khoa học và đòi hỏi của nhà khoa học với người thầy rất lớn nên không thể đứng lại được vì khoa học, tri thức không bao giờ dừng lại. “Người thầy phải mang được những tâm thế đó, phải là nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu và còn có các chuyên môn khác” – Tổng Bí thư chia sẻ.

Các đại biểu dự phiên thảo luận.

Nói đến vấn đề hội nhập, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt câu hỏi, đất nước hội nhập, giáo dục hội nhập thế nào, thầy hội nhập thế nào?. Nếu không nói đến sẽ rất khó khăn. Vừa rồi chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục - tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, thầy phải có trình độ tiếng Anh thế nào mới phổ cập được? Có quy định thầy là người nước ngoài không, có phải chấp hành theo Luật Nhà giáo của Việt Nam không? Chúng ta đã đề cập gì chưa? Muốn hội nhập được phải có con người, mà con người đào tạo được trước hết phải là người thầy. Cần có các chính sách rất cụ thể. Nếu bây giờ không có thầy dạy tiếng Anh làm sao có trò học tiếng Anh được. Thầy dạy Toán, thầy dạy Văn cũng phải có tiếng Anh chứ không chỉ riêng thầy dạy ngoại ngữ. Phải tiếp cận, phải hội nhập. Các chính sách đó phải được thể hiện ở đây, phải có những đòi hỏi, những yêu cầu cụ thể" - Tổng Bí thư lưu ý.

Đề cập chính sách về học tập suốt đời, theo Tổng Bí thư, người già còn đi học, thầy nghỉ hưu không được giảng dạy nữa thì rất khó khăn, trong khi chính sách mở rộng học tập suốt đời, “trò rất già thì cũng phải có thầy rất già”; những thầy lớn tuổi có uy tín nhưng theo Luật Giáo dục thì hết tuổi, không còn là nhà giáo nữa. Điều này sẽ khó khăn cho công tác giáo dục. Bên cạnh đó, chúng ta đang huy động các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy, đặc biệt là những môi trường đặc biệt như các thầy dạy học trong các trại giam. Đây là môi trường đặc biệt, giảng dạy các cháu vừa tình cảm, vừa thu hút, vừa lôi kéo. Hoặc thầy giáo ở miền núi cũng phải được coi là môi trường đặc biệt, thầy không những dỗ dành học sinh đến trường, phải nuôi các cháu đi học, phải động viên, phải hy sinh… Tổng Bí thư phân tích và đặt câu hỏi “Ở những nơi như thế, có chính sách gì cho môi trường đặc biệt?”.

Tổng Bí thư chia sẻ: “Tôi đi miền núi thấy rất khó khăn, các cháu đi học 20-30 cây số làm sao đi hàng ngày được, trường nội trú không có. Trò không có nơi học tập, sinh hoạt, thầy càng không, thế làm sao được. Cô giáo lên công tác ở trường miền núi không có thanh niên nào, chỉ có Công an và Bộ đội biên phòng, lấy chồng thế nào, cả tuổi thanh xuân ở đấy ra sao. Bộ đội biên phòng, Công an xã cũng không có nhà công vụ, ai giải quyết vấn đề này. Mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho giáo viên. Giáo viên ở đó 5-10 năm phải có chỗ ở. Chính sách cần đi vào rất cụ thể, phải bao quát đến những việc như vậy. Những vùng khó khăn về kinh tế - xã hội lại là vùng trũng về giáo dục và đào tạo, khó khăn về phát triển nguồn nhân lực. Càng khó khăn càng trũng mãi. Cần có chính sách khuyến khích".

Tổng Bí thư mong muốn Luật Nhà giáo ra đời sẽ được nhiều thầy cô chào đón. "Phải làm sao để người thầy đón nhận luật này thực sự phấn khởi, người thầy thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi. Chứ không để luật ra mà thầy lại thấy khó khăn hơn. Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, người thầy là đầu tàu cho giáo dục"- Tổng Bí thư nhấn mạnh .

Phương Thuỷ

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Sau gần 2 tháng thực hiện tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại, Cơ quan CSĐT 2 cấp Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố 6 vụ án/31 bị can để điều tra về các tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ hơn 9,7 tấn Xyanua, 315 kg axit Sulfuric, 105 kg axit Clohidric cùng nhiều tang vật có liên quan; khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ Xyanua tại nhiều tỉnh, thành, thu hồi 313,5 kg Xyanua được mua bán trái phép…

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Chiều 12/11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang cho biết, đã làm việc với ông Trần Hữu Tân (SN 1991) và tiến hành đình chỉ hoạt động của bến thủy không phép cạnh cầu Cửa khẩu Giang Thành (tại ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

Những ngày qua, một đoạn clip dài 1 phút 15 giây, ghi lại cảnh một đám ăn hỏi ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem và bình luận. Trong clip này, một người phụ nữ xưng là mẹ của cô dâu đã tuyên bố cho con gái cưng của hồi môn sau đám cưới là 600 công đất (60ha), trị giá 90 tỷ đồng.

Tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng phương tiện đông, lòng đường hẹp, mặt đường lồi lõm và đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp, tiềm ẩn loạt nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. 

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, đại diện Ban QLDA Thăng Long (đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý, thực hiện dự án) cho biết, thời điểm hiện tại, Ban đã làm việc với đơn vị tư vấn triển khai thiết kế lập dự án theo lệnh khẩn cấp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文