TP Hồ Chí Minh đã đi đúng hướng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

19:25 12/10/2021

Chiều 12/10, lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với UBND TP cùng các sở, ngành bàn về các giải pháp để kiểm soát dịch COVID-19, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên; Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi; Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Văn Thị Bạch Tuyết đồng chủ trì buổi làm việc.

Công tác phòng, chống dịch đi đúng hướng

Báo cáo của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, công tác phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh đã đi đúng hướng, tạo tiền đề cho việc kiểm soát dịch bệnh, sớm đưa TP trở lại trạng thái bình thường mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi giám sát chiều 12/10.

Ngay từ đầu đợt dịch thứ 4, UBND TP đã triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh với phương châm 5 tại chỗ, tập trung vào các giải pháp: truyền thông, vận động, giám sát phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dập dịch triệt để, tổ chức điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 với tính chất nguy hiểm, lây lan nhanh, TP có mật độ dân cư đông nên đã khiến dịch bùng phát mạnh trong cộng đồng. Cho đến khi TP tổ chức đợt cao điểm tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 23/8/2021 đến ngày 15/9/2021) thì tình hình dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát và khống chế.

Người dân đã ủng hộ, chấp hành, các đơn vị, địa phương cũng thiết lập các chốt kiểm soát, tăng cường tuần tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về giãn cách xã hội. Các lực lượng tăng cường (Quân đội, Công an, Y tế) và lực lượng của TP được triển khai nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ. TP đã đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị
 
Nhiều ý kiến của ĐBQH đưa ra các giải pháp nhằm sớm đưa người dân trở lại TP Hồ Chí Minh sớm ổn định trở lại cuộc sống thích nghi với dịch COVID-19.

Đối với công tác y tế, TP đã khẩn trương, nỗ lực thực hiện thần tốc xét nghiệm tầm soát trên diện rộng cho toàn bộ người dân song song với hoạt động xét nghiệm tầm soát định kỳ đối với các nhóm nguy cơ. Công tác tiêm vaccine được tăng cường, đẩy mạnh, đảm bảo tiến độ và an toàn.

Với phương châm “không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc”. Đến nay, TP đã có 3 đợt hỗ trợ, chi trên 7.800 tỷ đồng. TP đang tăng cường  kiểm tra giám sát việc chăm lo an sinh xã hội cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức khẳng định, công tác phòng, chống dịch của TP Hồ Chí Minh  đã đi đúng hướng, tạo tiền đề cho việc kiểm soát dịch bệnh, sớm đưa TP trở lại trạng thái “bình thường mới”. Đến nay, hơn 97% dân số trên 18 tuổi tại TP đã được tiêm mũi 1 và 67% dân số trên 18 tuổi được tiêm mũi 2. Số ca xuất viện đang dần tăng lên, số ca nhiễm mới và số ca tử vong có xu hướng giảm dần. Hiện nay, TP đang thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.

Sớm đón người dân trở lại thành phố, ổn định cuộc sống trong “bình thường mới”

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân cũng nêu 6 kiến nghị, trong đó TP Hồ Chí Minh cần đặt mục tiêu đến tháng 11/2021 phải tiêm vaccine mũi 2 đạt trên 90%. Bộ Y tế sớm ban hành tiêu chí kiểm soát dịch để các địa phương thực hiện. Người dân, người lao động rời TP về quê rất nhiều, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là nguồn tiền để duy trì trong các trường hợp khẩn cấp. Do đó, TP cần sớm lập danh sách các doanh nghiệp cần hỗ trợ nguồn vốn để duy trì trả lương tối thiểu cho người lao động và duy trì sản xuất, đồng thời xem xét giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp… Ngoài ra, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp về chi phí xét nghiệm từ nay đến hết tháng 12/2021.

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ thì cho biết, thời gian qua HĐND TP đã lập 24 tổ đại biểu giám sát và mỗi ngày có báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình giám sát, HĐND TP đã kịp thời kiến nghị, đề xuất, tháo gỡ trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ cũng đề nghị, UBND TP Hồ Chí Minh cần cân nhắc trong đầu tư công sắp tới, phải tập trung đầu tư khắc phục những điểm vướng, những lĩnh vực cần thiết, nhất là lĩnh vực y tế. 

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cũng đề nghị Đảng, Nhà nước cần chỉ đạo xây dựng và ban hành chiến lược “bình thường mới” tổng thể trong cả nước để người dân có thể quay trở lại sống, thích nghi an toàn với COVID-19. ĐBQH Nguyễn Anh Tuấn đề nghị tái cấu trúc lại dân cư và lao động, quy hoạch lại hạ tầng vùng kết nối với Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ, nhằm giảm áp lực dân cư với TP Hồ Chí Minh.

Huyền Nga

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文