UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện cho người dân Ninh Thuận ở lại

16:18 15/08/2021

Trong số hơn 2.000 người dân Ninh Thuận rời nơi tạm trú tại một xã ở Đồng Nai trở về quê nhà có hơn 400 người trở thành F0.

 

Ngày 15/8, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có Công văn hỏa tốc đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện cho người dân Ninh Thuận tiếp tục ở lại Đồng Nai, cho đến khi hết giãn cách.

Theo văn bản này, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2021, nhiều người dân Ninh Thuận đang lao động ở Đồng Nai và các tỉnh, thành phía Nam trở về quê nhà. Đặc biệt trong ngày 31/7 đã có hơn 2.000 người dân Ninh Thuận tạm trú ở xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trở về Ninh Thuận, khi xã Thạnh Phú đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Trong số đó đã có hơn 400 người trở thành F0, tạo ra sức ép rất lớn cho tỉnh Ninh Thuận về cơ sở cách ly, yêu cầu điều trị và nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Một số địa phương ở Ninh Thuận vừa kết thúc 4 tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và đang thực hiện kiểm soát dịch toàn tỉnh theo Chỉ thị 15/CT-TTg, triển khai nhiều giải pháp hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh trong các khu cách ly tập trung. Trong khi đó khả năng tiếp nhận người dân từ các tỉnh phía Nam về các khu cách ly tập trung ở Ninh Thuận là rất khó khăn.

Được biết tỉnh Đồng Nai kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đến hết ngày 31/8 và để thực hiện tốt Công điện 1063/CĐ-TTg ngày 31/7 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện cho người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”, đồng thời hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận giải quyết khó khăn trong phòng, chống dịch, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai tuyên truyền vận động, tạo điều kiện cho người dân Ninh Thuận ở lại nơi tạm trú, kiên quyết không để họ rời Đồng Nai, cho đến hết giãn cách xã hội.

Ngoài ra, UBND tỉnh Ninh Thuận còn đề nghi UBND tỉnh Bình Thuận hỗ trợ ngăn chặn người dân Ninh Thuận từ Đồng Nai và các tỉnh, thành phía Nam về quê trên đường quốc lộ 1A qua Bình Thuận cho đến khi hết giãn cách.

Phương Lan

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan; khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 9 bị can liên quan để điều tra, làm rõ.

Quảng cáo làm giấy tờ, bằng cấp giả nhanh với giá rẻ trên nhiều trang mạng xã hội; thông qua hệ thống chuyển phát bưu điện, hàng chục ngàn giấy tờ giả, bằng cấp giả do đường dây của Nguyễn Thành Thái và Trần Xuân Hiển sản xuất đã được chuyển đi nhiều tỉnh thành trong toàn quốc, kiếm lợi bất chính trên 100 tỷ đồng.

Mỗi một vụ hỏa hoạn xảy ra, không chỉ là hồi chuông cảnh báo về công tác phòng cháy, mà qua đó cho thấy, sự cần thiết trong việc trang bị các kiến thức, kỹ năng thoát nạn tự cứu mình. Những người sống sót trong các vụ hỏa hoạn đã chia sẻ những kinh nghiệm để thoát khỏi “biển lửa”. Đây chính là kiến thức “bỏ túi” quan trọng, cẩm nang “Cháy - kỹ năng phòng và thoát nạn”.

Ngày 24/5, Công an huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cho biết, đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam tài xế Trần Quang Đạt (SN 1975, ngụ tại phường An Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Chiều 24/5, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác để thảo luận, đề ra lộ trình, giải pháp thực hiện đối với 3 nhóm vấn đề: Đề án 06; Nghị quyết 175 về Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; triển khai Luật Căn cước năm 2023.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文