Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 38, xem xét nhiều nội dung cấp bách

09:20 07/10/2024

Sáng 7/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Phiên họp thứ 38 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để rà soát những công việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc trong hai tuần tới.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, dự kiến phiên họp diễn ra trong 5 ngày để xem xét 21 nội dung. Thứ nhất, công tác lập pháp tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm. Với thời lượng lớn tại phiên họp, UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp 8. "Thông thường, tại phiên họp sát kỳ họp, UBTVQH chỉ xem xét nội dung về kinh tế, ngân sách Nhà nước (NSNN) và một số nội dung cấp bách. Tuy nhiên, do khối lượng công tác lập pháp Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 8 rất lớn, nên tại phiên họp tháng 10 này vẫn còn khá nhiều dự án luật, dự thảo nghị quyết Chính phủ trình UBTVQH cho ý kiến", Chủ tịch Quốc hội đánh giá.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Theo đó, chưa lúc nào mà trong tháng 8, tháng 9, UBTVQH họp rất nhiều phiên để thông qua các luật, nghị quyết, thông qua việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Có 5 dự án luật trình xin ý kiến gồm: Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Dữ liệu; cho ý kiến lần thứ hai đối với 2 dự án: Luật Nhà giáo, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Có 2 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp: dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng. Cùng với đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.

UBTVQH xem xét, cho ý kiến các báo cáo kinh tế - xã hội, NSNN, công tác dân nguyện. Đây là những báo cáo quan trọng, trình bày trước Quốc hội trong phiên khai mạc và phát thanh, truyền hình trực tiếp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTVQH cần nghiên cứu tham gia ý kiến kỹ lưỡng, cụ thể, làm cơ sở cho Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Dân nguyện nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội đảm bảo ngắn gọn, thực chất, sát thực tiễn, đánh giá được tổng thể tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách của đất nước trong một năm qua, cũng như thể hiện đầy đủ, trung thực, khách quan ý kiến, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Phiên họp cho ý kiến vào 21 nội dung.

Tại phiên họp lần này, UBTVQH cũng cho ý kiến 3 vấn đề quan trọng trình Quốc hội gồm: Chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển văn hoá giai đoạn 2025 - 2035; chủ trương đầu tư quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; công tác nhân sự.

Về một số công việc khác, UBTVQH cho ý kiến lần cuối việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, theo đó sẽ rà soát lại toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ họp, từ công tác chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp đến cách thức tổ chức, công tác bảo đảm an ninh; xem xét quyết định thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, nguồn NSNN Trung ương năm 2024; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2024 của Văn phòng Trung ương Đảng; xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; xem xét Báo cáo công tác dân nguyện tháng 9 theo thông lệ...

Để phiên họp tiến hành hiệu quả, đạt yêu cầu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị thành viên UBTVQH sắp xếp công việc tham dự phiên họp đầy đủ, phát huy trí tuệ, nghiên cứu tài liệu tập trung, xem xét thảo luận, đóng góp ý kiến sâu sắc đối với mỗi nội dung, thể hiện quan điểm rõ ràng về việc các nội dung có đủ điều kiện trình Quốc hội hay không. Đây là cuộc họp hết sức quan trọng, đề nghị Chính phủ cử đúng thành phần, những vấn đề gì khó khăn, vướng mắc, cần bám vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Do phiên họp kết thúc sát ngày khai mạc kỳ họp nên sau mỗi nội dung, các cơ quan cần khẩn trương tiếp thu ý kiến UBTVQH, hoàn thiện tài liệu sớm theo tinh thần khẩn trương, cấp bách. "Người dân gửi gắm niềm tin, kỳ vọng vào kỳ họp, mà muốn thành công thì chúng ta phải chuẩn bị kỹ nội dung từ sớm, từ xa để Phiên họp thứ 38 trình Kỳ họp thứ 8 được tốt hơn" - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh và đề nghị các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách khối rà soát những luật, nghị quyết nào còn có ý kiến khác nhau tiếp tục tổ chức họp thành viên, Thường trực Uỷ ban để tờ trình bảo đảm rõ, sát, thống nhất, tạo sự đồng thuận ngay từ đầu, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vì sự phát triển của đất nước...

Quỳnh Vinh

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, ngày 24/9/2024, Cục CSGT đã ban hành Kế hoạch số 4897 về cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh. Thực hiện cao điểm kế hoạch này, lực lượng CSGT cả nước đã tăng cường tuyên truyền, xử lý vi phạm, từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt là phụ huynh và học sinh về việc đảm bảo ATGT, giảm thiểu tai nạn.

Sáng mai (29/10), TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cùng 11 bị cáo khác trong vụ án “Đưa hối lộ” , “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cho vay ưu đãi, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Quyết định số 22 ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù mang đậm tính nhân văn, thực sự trở thành “điểm tựa” cho những người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng ở tỉnh Hà Nam.

Trong đêm tối, nhiều người dân ở vùng lũ Quảng Bình gọi điện, lên mạng xã hội cầu cứu mong được hỗ trợ, giúp đỡ, di dời khẩn cấp vì nước lũ lên nhanh. Các tổ, nhóm xung kích, Công an các đơn vị, địa phương Công an Quảng Bình đã trắng đêm giúp dân chống lũ.

Ngày 28/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lý Thanh Thiện (SN 1992, nơi thường trú xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), Phó Giám đốc và Ngô Thành Lợi (SN 1993, thường trú phường An Cư, quận Ninh Kiều,  TP Cần Thơ), Đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 95-02D để điều tra về tội “Nhận hối lộ”.

Sau khi đầu tư chơi tiền ảo trên không gian mạng bị thua lỗ, Tô Văn Khoa đã lợi dụng các mối quan hệ quen biết và dựa vào vỏ bọc là nhân viên ngân hàng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người. Dùng thủ đoạn huy động tiền để cho khách hàng vay đáo hạn các khoản vay ngân hàng và trả lãi suất cao cho người hợp tác, Khoa đã huy động vốn hàng chục tỷ đồng rồi mất khả năng trả nợ.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến việc học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Việc sử dụng xe đạp điện, xe máy điện làm phương tiện đi lại khi chưa có kỹ năng điều khiển khiến không ít học sinh gặp phải sự cố thương tâm…

Ngày 9/10 vừa qua, Báo CAND đăng bài “Vườn điều bị đốn hạ, “cuộc chiến” giành quyền sở hữu vẫn căng thẳng giữa hai nông dân”. Ngay khi báo đăng, Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã vào cuộc xác minh, điều tra nhằm làm rõ vụ việc.

Lợi dụng nhu cầu đổi tiền ngoại tệ của nhiều người dân, các đối tượng lừa mua bán tiền để hưởng chênh lệch giá cao. Chỉ trong thời gian ngắn xác lập chuyên án, Phòng Cảnh sát hình sự -Công an tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ được các đối tượng gây án.

Những ngày qua, một số website hải ngoại đưa thông tin về việc Freedom House ngày 16/10/2024 công bố báo cáo về tự do Internet toàn cầu, trong đó tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm không có tự do Internet với thang điểm tự chấm 22/100 điểm. Bảng báo cáo trên một lần nữa thể hiện bản chất cực đoan của một tổ chức tự gắn mác “vì nhân quyền”, “vì tự do”, bất chấp những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về thúc đẩy quyền con người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文